Cây lan cẩm cù là cây thân thảo bò lan, hoa mọc thành cụm hình cầu. Loại cây này có thể trồng chậu treo, trồng giàn, trồng leo tường để trang trí. Dưới đây là cách trồng cây lan cẩm cù đơn giản tại nhà mà bạn có thể thực hiện.
Xem thêm bài viết:
Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa lan cẩm cù
Cây hoa lan cẩm cù có tên tiếng anh: Hoya carnosa, là giống lan có nhiều màu sắc hoa khác nhau, hiện nay tại nhiều vùng miền khác nhau mà tên cũng được gọi khác nhau như: lan sao, lan cau, lan cầu long, lan anh đào, lan trái tim và còn nhiều loại tên khác ở mỗi từng địa phương.
Cây lan cẩm cù khác với đa số các loại lan khác nằm ở chỗ, đây là loài lan thân leo, sống lâu năm, chiều cao của cây khoảng 4-7m và nếu trồng tốt thì cây còn phát triển khỏe mạnh hơn, cây có các đốt có thể mọc dễ, bộ lá của cây mọc đối, hình bầu duc và đầu thuôn nhọn.
Cây hoa lan cẩm cù rất sai hoa nên thường gọi là lan cầu, hoa có màu trắng, phần nhụy đỏ nhạt, hoa nở rất nhiều lần và có mùi hương thơm dễ chịu, thời gian hoa nở kéo dài khoảng trên 1 tuần.
Ý nghĩa cây hoa lan cẩm cù
Những ai chơi lan thì chắc hẳn cũng đã biết về loài hoa lan cẩm cù vốn mang đến sự may mắn cung với thông điệp yêu thương , dành trọn cho người mình thương yêu, những chậu hoa cẩm cù phát triển và ra những bông hoa đẹp luôn là lời tỏ tình ngọt ngào nhất dành cho người ấy, cây mang đến sự khác biệt cùng với đó là niềm may mắn khi có được những cây lan cẩm cù.
Cách trồng cây cẩm cù:
Nhân giống từ hạt: Hạt có thể lấy được từ trái đã già và chín. Khi trái chín khô, vỏ tự tách ra làm đôi, hạt có lông tơ rơi ra và theo gió phát tán. Khi gieo, bạn nên gieo trong hỗn hợp chất trồng cần nhiều dinh dưỡng và đặc biệt tơi xốp để giúp rễ phát triển, để nơi râm mát. Khi hạt phát triển thành cây có lá riêng biệt bạn có thể tách chúng ra chậu khác.
Nhân giống từ cắt cành thân dây hoặc lá: Cây lan cẩm cù có thể nhân giống bằng cách dăm lá trong hỗn hợp chất trồng. Nhìn chung, lá của chúng có thể phát triển ra rễ rất nhanh nhưng để phát triển thành cây sẽ rất lâu và rất khó. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng thân dây lại đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều; đây cũng là cách nhân giống phổ biến nhất đảm bảo cây khỏe mạnh và phát triển tốt.
Cách chăm sóc cẩm cù
Tưới nước: Trong điều kiện bình thường, cây lan cẩm cù trồng trong chậu với lượng chất trồng vừa phải nên tưới mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ tùy mùa. Nếu trồng ngoài trời, không nên tưới nước vào mùa mưa vì có thể làm cho cây úng và chết. Nên tưới nước khi chất trồng vừa khô, có thể tưới cho nước chảy ra ngoài theo lỗ thoát của chậu nhưng đảm bảo nước sẽ không đem theo cả chất trồng ra ngoài.
Bón phân: Cẩm cù thực sự không cần bón phân nhiều vì nếu chất trồng đủ dinh dưỡng đã đảm bảo cho cây phát triển lâu dài và ổn định. Tốt nhất chỉ nên tưới phân qua lá, khoảng 1-2 lần mỗi tháng. Nếu ta thay chậu, không nên bón phân vài tháng sau đó cho tới khi cây ổn định và phát triển bình thường.
Ánh sáng: Hầu hết hoa lan cẩm cù đều ưa thích ánh sáng tán xạ. Cây cần lượng ánh sáng thích hợp để quang hợp và trổ hoa. Cây sẽ phản ứng với độ sáng khác nhau và sẽ có hình dáng, màu sắc tương ứng. Nếu ta để chỗ râm mát quá, cây có xu hướng ít ra hoa, lá sẽ rất xanh tốt và thân dây phát triển mạnh.
Nhiệt độ và ẩm độ: Yếu tố nhiệt độ vùng nhiệt đới chúng ta không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây lan cẩm cù, chủ yếu ảnh hưởng đến việc ra hoa. Cây thường ra hoa ít hơn vào mùa lạnh so với mùa nóng. Nếu có nhiệt độ phù hợp, cây trổ hoa rất nhiều tạo nên một loạt quả cầu hoa rất đẹp mắt và ấn tượng. Yếu tố ẩm độ lại ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cẩm cù, cây sẽ phát triển tốt, ra hoa đều đặn quanh năm nếu có nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp.
Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lan cẩm cù
Đa phần các giống lan hiện nay đều có rất ít sâu bệnh tấn công và chỉ có một vài côn trùng nhỏ gây hại như: rệp, sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng và một số loài vi khuẩn, ta có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị và phun theo hướng dẩn.
Để giúp những cây khỏe mạnh hơn thì ta nên trồng cây ở nhưng nơi thông thoáng hơn để giảm thiếu các tác nhân gây bệnh, giúp cây phát triển tốt hơn.
Cẩm cù ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.