Bất cứ ai hiện tại đang ở Việt Nam đểu biết về cây rau đay và đã từng ăn ít nhất khoảng 10 lần canh rau đay trong mỗi bữa cơm gia đình của chúng ta
cây rau đay bà con có thể tự trồng cho gia đình mình mà không phai lo lắng về các chất kích thích và thuốc sâu khi bà con đi ra chợ mua về mà chưa thực sự tin tưởng. hôm nay đọc xong bài này bà con có thể tự trồng cho mình những luống rau đay tươi tốt cho cả gia đình
Xem thêm bài viết:
Cây rau đay (tên khoa học: Corchorus) có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản. Đây là một chi có khoảng 40-100 loài thực vật có hoa trong họ cẩm quỳ (Malvaceae) có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới.
Cây rau ngót có chiều cao từ 50cm-1m có nhiều chánh , lá nhỏ, thân, cành, gân lá màu đỏ tía, rau đay có bộ rễ phát triển nhưng ăn nông, chịu úng kém. Cây phát triển thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm, đặc biệt ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY RAU ĐAY
Sau khi có được những hạt giống cây rau đay. bà con tiến hành ngâm ủ hoặc có thể gieo trực tiếp trên luống đất mà bà con đã chuẩn bị trước đó.thời vụ gieo thích hợp từ tháng 3-7 tỷ lệ hạt nảy mầm là tốt nhất trên 90%.
Làm đất kỹ, gieo vãi hoặc theo hàng, hàng cách nhau khoảng 20cm và tưới giữ ẩm. Khi rau đay cao 10- 15cm cần được nhổ tỉa cho thưa bớt. Sau 50 – 60 ngày, luống rau cần được nhổ tỉa thêm 1 lần nữa, để các cây cách nhau 30 x 40cm và thu hái ngọn nhiều lứa.
BÓN PHÂN CÂY RAU ĐAY
bà con nên bón phân lót 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng hoai + 10 – 12 kg super lân + 7 – 10 kg KCl cho 1.000m2 cây. Khi rau đay mọc 2 -3 lá thật, người trồng cần hòa loãng phân đạm và tưới, cách 8 – 10 ngày tưới một lần, đặc biệt là sau 1 lần hái ngọn.
Sau khi cây đã phát triển được một thời gian dài thì lúc này trên thân cây và trên lá sẽ bắt đầu xuất hiện sâu bệnh hại tấn công cây rau đay, lúc này bà con cần ngay tới những biện pháp kỹ thuật để có thể phòng tránh sâu bệnh hại cây
SÂU BỆNH TRÊN CÂY RAU ĐAY
Sâu phổ biến nhất trên cây chính là loài sâu xanh, sâu khoang là những loại sâu thường phá cây nhất các loại sâu chích hút làm lá xoăn và vàng như rầy xanh, bọ trĩ và nhện trắng.
Cách phòng trừ chủ yếu là chăm bón dinh dưỡng cho cây đầy đủ, khi sâu tấn công rau đay với mật độ cao, người dân có thể phun thuốc. Trị bọ trĩ cần dùng các thuốc Fastac, Polytrin, Admire, với nhện dùng Feat, Abafax, Ortus…
Rau đay thường bị bệnh và chết cây con, bệnh thán thư tạo thành những đốm nâu trên lá, làm khô ngọn và chết cây con. Phòng trừ thán thư trên rau đay bằng các thuốc Dithan –M, Carbenzim, Topsin – M. Rovral…
Thu hoạch và làm giống
bà con cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và thời gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc.
Cách để giống: sau tháng 7 thu hái quả , quả cần được để vào thúng hoặc nong nia phơi khô rồi vò lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.
Tác dụng của cây rau đay
Rau đay loại rau có nhiều muối khoáng và vitamin. Các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần hoá học của rau đay thấy có canxi 498mg%, photpho 93mg%, sắt 3,8mg%, kali 650mg%, axit oxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamin B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị…
Ngoài khả năng chữa tràn dịch màng phổi, rắn cắn, cây rau đay còn có công dụng trị táo bón do cây chứa nhiều nước nên làm mềm phân. Trong rau đay có nhiều polysaccharid, làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân.
Rau đay có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì rau đay có nhiều nước, chứa nhiều chất nhầy, có nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.
Bạn đang xem :Kỹ thuật trồng cây rau đay trong vườn trong vườn cây rau sạch
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.