Cây lan đai châu là một trong những số những giống lan có nhiều hoa và hoa rất bền, về cách trồng và chăm sóc những cây lan đai châu Các bác có thể tham khảo những đặc điểm sinh trưởng của cây đai châu sau:
Lan ngọc điểm hay lan đai châu, lan nghinh xuân, lan lưỡi bò, lan đuôi rồng lớn (danh pháp hai phần: Rhynchostylis gigantea) là một loài phong lan. Loài này được mô tả lần đầu năm 1896 bởi Lindley và phân bố ở Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam và Hải Nam, Borneo, Bangladesh và Philippines. Nó là hoa biểu tượng của Assam.
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LAN ĐAI CHÂU
Trước khi Các bác trồng nên tham khảo những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sư phát triển của cây trong quá trình phát triển
- Ánh sáng từ 3000 – 4000 ánh nến, hay ánh nắng không trực tiếp chiếu vào, nếu để ra ngoài nắng có thể bị cháy lá.
- Cây cần phải để ở chỗ rộng rãi, thật thoáng gió.
- Nhiệt độ vào mùa hè ban ngày: 85 – 90°F hay 29 -32°C và phải có sự cách biệt tối thiểu giữa ngày và đêm là 15°F hay 10°C, nếu không sẽ không ra hoa.
- Độ ẩm cần thiết từ 70-80%.
- Mùa hè tưới nước 2-3 lần một ngày nếu trồng trên miếng gỗ. Nếu trồng trong chậu với vỏ cây hay than có thể tưới 2-3 lần một tuần nhưng phải để cho khô rễ giữa 2 lần tưới và không được để rễ cây bị úng nước trong chậu.
- Chỉ bón phân khi thấy bắt đầu mọc lá hay đầu rễ có mầu xanh. Bón hàng tuần với ½ hay ¼ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Phân bón có thể là 30-10-10 cho mùa xuân và mùa hè, đổi sang 10-20-30 vào cuối hè và thu, hoặc có thể dùng 20-20-20 quanh năm.
- Thời kỳ nghỉ ngơi thường vào mùa đông và rất quan trọng. Nếu không tôn trọng lan sẽ không ra hoa hoặc sẽ chết.
- Nhiệt độ mùa đông ban ngày cần từ 68-73°F hay 20-23°C.
- Nhiệt độ ban đêm không được dưới 60°F hay 16°C.
- Ẩm độ từ 50-60%, nếu quá thấp cần phun nước vào buổi sáng.
- Ngưng tưới nước hoặc tưới rất ít suốt mùa đông và cần phải để khô lá và rễ trước khi trời tối.
- Ngưng bón phân vào thời gian này.
Chuẩn bị dụng cụ
– Chậu, gỗ ghép, trụ …
– Máy khoan, máy bắn ghim…
– Đinh, dây rút, dây nhựa, que gỗ, kéo, búa…
- Thời điểm ghép
Tốt nhất là ghép lan Đai châu ( lan ngọc điểm) vào cuối mùa xuân (tháng 3-tháng 4) sau khi hoa tàn. Lúc này nhiệt độ đã ấm dần lên và độ ẩm không khí cao giúp cây nhanh chóng ra rễ và lá mới. Ngoài ra cũng có thể ghép vào mùa hè tuy nhiên cần che giảm 50-70% ánh sáng và thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây.
Chọn cây giống lan đai châu ( lan ngọc điểm)
Chọn cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, cây 3 năm tuổi trở lên (có thể cho hoa luôn vào tết) có 5-6 lá, rễ to, khỏe.
Xử lý cây giống mua ở rừng về trước khi ghép
– Cây giống: cắt tỉa lá già, lá hỏng, rễ khô. Dùng thuốc sát trùng (Daconil) bôi trực tiếp vào vết cắt hoặc phun hay nhúng ướt toàn bộ cây, treo 2- 3 ngày cho liền sẹo. Sau đó ngâm phần gốc bằng Antonik 1/500 + B1 1/1000 trong 15-20 phút. Buộc thành túm (5 ngọn) treo ngược. Định kỳ 7 ngày phun dung dịch B1 1/1000 + 5 ml/l Rootplex. Sau khoảng 1 tháng, khi thấy nhú rễ thì có thể bắt đầu ghép lên giá thể. Với cây nhân từ nuôi cấy mô có thể ghép luôn.
– Xử lý chất trồng: Ngâm chất trồng bằng nước vôi trong hoặc thuốc trừ nấm sau đó phơi khô.
Lan Đai Châu là cây Lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên phải nhớ Ngọc điểm là loại Lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản chỉ cột chặt cây Lan vào một cây tựa đặt vào chậu khoảng 3 cục than gỗ thật to là đủ. Nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong hoặc trồng trực tiếp lên khúc gỗ vú sữa, gỗ nhãn, gỗ hồng xiêm, gỗ vải.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LAN ĐAI CHÂU
Sau khi Các bác đã chuẩn bị những cây lan đau châu rừng , Các bác vẩn để cho cây khô và lúc này Các bác hoa sẳn dung dịch B1 + A.NAA kích thích ra rể, có người gọi ANA và NAA nên mới ghi như vậy thì khỏi chạy theo nồng độ của nhà sản xuất. Nhúng rể đang khô vào xô nước, chỉ phần rể thôi nhé để khoảng 15s sau đó lập tức đặt rể vào dung dịch B1 + A.NAA ngâm trong khoảng từ 5 cho tới 7 phút. Nhớ làm đồ gá chứ cầm tay mà cỡ 50 cây chắc hết 1 ngày.
Giá thể trồng lan đai châu
Các bác có thể ghép những cây lan đai châu lên trên những cây gỗ còn sống , tuy nhiên để giúp những cây lan đai châu phát triển khỏe mạnh, Các bác có thể trồng vào những chiếc chậu hoa đẹp. ĐAI CHÂU cũng có thể trồng trong chậu đất nung với giá thể là than củi, vỏ thông,…..hoặc trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với dớn cọng nhỏ. Thông thường các giống ĐAI CHÂU có nguồn gốc khai thác tự nhiên thường được ghép vào các khúc gỗ, còn các cây ĐAI CHÂU công nghiệp được trồng trong chậu.
Nếu ghép gỗ: nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất. Nếu trồng chậu: nên chọn chậu đất nung hoặc chậu gỗ (cũi) trồng bằng than củi kết hợp với dớn cọng nhỏ hoặc vỏ thông.
Cách Ươm trồng lan đai châu
Để có thể ươm trồng lan đai châu ở 2 vùng miền khác nhau Các bác có thể tham khảo cách ươm trồng sau đây
Ươm trồng Đai châu ngoài Bắc
Nếu bạn ở phía Bắc thì nên chọn mùa Xuân-Hè mà ươm, vì mùa Thu-Đông hanh khô, gặp lạnh, nghinh xuân sinh trưởng rất kém, dễ bị héo, chậm mọc rễ.
– Đừng ham lấy những ngọn non mơn mởn, nó sẽ bị sút rất nhiều. Nên chọn những ngọn đanh chắc lá.
– Nếu bạn ươm vào vụ này, nên cắt bỏ ngồng hoa từ khi mới nhú để tập trung sức cho cây mọc rễ, nếu để ra hoa cây sẽ bị kiệt sức, chuồn lá, rất chậm mọc rễ
.- Kinh nghiệm của tôi là: khi mới mua về, cắt sửa chổ nào thì bôi vôi hoặc thuốc Daconil vào đó, hoặc pha thuốc nhúng hoặc phun ướt toàn bộ, treo 2-3 ngày cho liền sẹo. Sau đó ngâm phần gốc bằng ANTONIC 1/500 + B1 1/1000 trong 30 phút, lại treo tiếp 2-3 ngày.
Tiếp theo, cứ 2 lần/tuần, pha 30-10-10 hoặc 20-20-20 với ROOTPLEX (hoặc KELPACK, là 2 loại chất kích thích sinh trưởng rất tốt cho ươm cây) 1/4 liều, bón luôn. 2 tuần sau đã thấy nhú rễ, khi rễ nhú dài độ 1 cm là ghép lên giá thể luôn, rễ mọc tiếp sẽ bám nhanh, cây ít bị kiệt sức, ít bị chuồn lá, phục hồi sinh trưởng rất nhanh.
Sau đó, chỉ dùng ROOTPLEX hoặc B1 2-3 tuần/lần vào phân.- Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.
Các bệnh thường gặp ở lan đai châu
khi các bác trồng và chăm sóc lan ngọc điểm, cần biết được những loại bệnh thường gặp trên cây lan đai châu, từ đó có các biện pháp phòng trừ ngay từ khi cây chưa có bệnh, giúp cây phát triển sớm tốt hơn.
Bệnh nấm trên cây lan đai châu
Khi vi khuẩn nấm kí sinh trên hoa lan sẽ dẫn đến các biểu hiện như thối mục, đốm gỉ, cây đột nhiên chết, khô héo, chết đồng loạt,…
Bệnh thối đen hoa lan đa số bắt nguồn từ sau lõi lá của những gốc non, sau khi bị lây lan, đầu tiên là xuất hiện những đóm màu nâu tím có viền vàng ở trên mặt lá, dần dần lan rộng ra thành từng mảng, ở giữa những đóm lớn lâu ngày có màu nâu đen hoặc màu đen, khi dùng tay ấn xuống những vết này thường thấy chảy nước, sau đó sẽ biến thành mềm và đen, không lá sẽ bị thối và rụng xuống.
Xử lý khi lan bị bệnh
Biện pháp phòng trừ
– Trong quá trình trồng phải giữ cho thoáng khí, tránh ẩm ướt sẽ rất dễ phát sinh mầm bệnh gây hại.
– Khi phát hiện bệnh cần cắt bỏ các bộ phận nhiễm bệnh, có thể đốt hoặc chôn sâu để tránh lây lan mầm bệnh.
– Dùng đồng sunphat với liều lượng 0,1-0,2% để phun hoặc dùng Captan 50% pha loãng với nước theo tỷ lệ 1.400 – 500 lần, hoặc dùng rượu sát trùng. Phun ướt toàn bộ bồn, cứ 1-2 ngày phun thuốc một lần, phun liên tục 2 lần.
Bệnh dịch trên hoa lan.
Bệnh này thường do nấm Phytophora palmivora và nấm Phytophora cactorum gây nên.
Biện pháp phòng trừ
– Cắt bỏ những lá bị bệnh
– Nên trồng lan ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.
– Định kỳ phun dự phòng Fumei 50%pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000- 150 lần.
Bệnh đốm lá lan đau châu
Đây là một trong những bệnh hại phổ biến nhất ở cây lan, bệnh đóm lá lan có rất nhiều loại trong đó có các loại phổ biến như Nipanduomaobaoye, bệnh đốm tán, đốm lá cứng, đốm mốc lá.
Cách phòng trị: Mùa đông nên làm sạch nơi trồng lan, cắt bỏ lá héo, lá bệnh, phun mỗi lần từ 1-3 dung dịch lưu huỳnh – vôi hoặc pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần 50% thuốc bột Carbendazim. Cắt bỏ những lá bệnh; để lan ở những nơi thông thoáng, nếu mới chỉ có một ít đốm thì có thể dùng đầu kim đã khử trùng châm vào các nốt bệnh, sau đó bôi thuốc Dermonistat.
Bệnh nấm xám trên lan đai châu
Bệnh nấm xám hay còn gọi là bệnh thối hoa, bệnh thường phát hiện trên hoa, chủ yếu gây hại trên cánh đài, cánh hoa, cuống hoa, có lúc gây hại trên phiến lá và thân. Thời kì đầu xuất hiện bệnh có những đốm đục nhỏ có nước, đốm bệnh chuyển sang màu nâu, có lúc xung quanh đốm bệnh có màu trắng hoặc hồng phấn nhạt. Khi hoa bắt đầu héo tàn, đốm bệnh sinh trưởng rất nhanh, cánh hoa bị thối rửa và biến thành màu nâu đen.
Cách phòng trị: Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm môi trường hợp lý, đặc biệt là vào đầu đông đầu xuân nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, nếu trồng hoa trong phòng cần tăng nhiệt độ, thông gió, khi tưới nước nên tránh tưới lên hoa, nên tưới vào ban ngày để nước nhanh chống được bay hơi. Cắt bỏ những bông hoa bị bệnh để tránh lay ban mầm bệnh.
Biểu hiện khi lan bị thối rễ
Bệnh thối rễ lan đai châu
Hay còn gọi là bệnh vàng lá, bệnh héo úa, phát bệnh trong môi trường độ ẩm vừa và cao, vi khuẩn bệnh xâm nhập từ phần gốc cây, dần phát triển lên trên, sinh ra các độc tố làm cây héo và chết.
Cách phòng trị: Bạn nên chú ý thông gió và chiếu sáng, tăng sức đề kháng cho cây, chú ý ngắt bỏ những lá bị bệnh, dùng 75% Chlorothalonil pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:600 lần; hoặc 65% Amobam pha loãng với nức theo tỷ lệ 1: 500-700 lần để phun xả hoặc ngâm, hoặc dùng 1% dung dịch Bordeaux, 70% Topsin – M pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần
Ươm trồng Đai châu miền Nam
Mua Lan về, vẫn để khô.Hòa sẵn dung dịch B1 + A.NAA (kích thích ra rể, có người gọi ANA và NAA nên mới ghi như vậy thì khỏi chạy theo nồng độ của nhà sản xuất.Nhúng rể đang khô vào xô nước, (chỉ phần rể thôi nhé) để khoảng 15s sau đó lập tức đặt rể vào dung dịch B1 + A.NAA ngâm trong khoảng từ 5 cho tới 7 phút. Nhớ làm đồ gá chứ cầm tay mà cỡ 50 cây chắc hết 1 ngày.
– Trồng trên chậu và giá thể tạm. Dùng chậu đất nung có nhiều lỗ loại size lớn, càng lớn càng tốt.
– Buộc cây bằng dây điện thoại vào chậu (lòng qua các lỗ hông chậu để buộc).
– Buộc 4 cây Lan thành hình chữ nhật trên một chậu. Buộc sao cho lá gần rể nhất nằm ngang mặt chậu
– Sau đó bỏ một ít sơ dừa loại xay nhuyễn (loại trộn với tro trấu để trồng cây – loại này rất rẻ tiền và dễ kiếm, khoảng 5ngàn 1 bao cát) ở đáy chậu (khoảng 5mm) sau đó bỏ các than cục cỡ trung (khoảng 5cm mỗi cạnh), bỏ than lên đến cách lá cuối cùng 2cm. Tiếp tục dùng sơ dừa xay nhuyễn bỏ khoảng 3 nắm tay vào phần chính giữa những cục than.
– Tưới B1 + A.NAA + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường. Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + A.NAA + 20-20-20.
– Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể.
Đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.Cách làm này chỉ sử dụng cho những người chơi 10kg trở xuống, Nếu trồng số lượng lớn thì không thể áp dụng được, mặc dù hiệu quả – an toàn nhưng rất tốn kém chi phí. Trồng nhiều thì dùng phương pháp kích rể mạo hiểm hơn, tỉ lệ hư cây có thể lên tới 3% nhưng bù lại chi phí khác sẽ rẻ hơn nhiều.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.