Hạt giống bạc hà (Húng lủi) là loại rau gia vị lấy lá để có thể dung kèm với các loại rau sống như xà lách, rau muống chẻ, than và hoa chuối, ngoài ra khi sử dụng nhiều sẽ thấy cây bạc hà có nhiều công dụng như làm thuốc, làm trà, tinh dầu, ngoài ra cây bạc hà còn biết tới là giống cây có tác dụng đuổi muỗi rất tốt hiện nay.
- Cây hương thảo có tác dụng gì? đuổi muỗi- ý nghĩa phong thủy
- Kỹ thuật trồng cây đinh lăng cho năng xuất cao
Cây bạc hà hay còn gọi là gì?
Bạc hà á hay bạc hà, bạc hà nam, bạc hà nhật bản, húng cay, húng bạc hà (danh pháp hai phần: Mentha arvensis) là loài thực vật thuộc chi Bạc hà. Đây là loài bản địa của các vùng có nhiệt độ ấm thuộc châu Âu, Tây Á và Trung Á, Himalaya cho đến đông Xibia và Bắc Mỹ
Cây bạc hà là cây lâu năm thân thảo, cao đến 10-60 cm (đôi khi đạt đến 100 cm). Lá đơn, mọc đối xứng, dài 2-6,5 cm và rộng 1-2 cm, có lông, viền lá có răng cưa thô. Hoa màu tím nhạt (đôi khi màu trắng hoặc hồng), mọc thành cụm trên thân, mỗi hoa dài 3-4 mm.
Cây bạc hà miền Bắc gọi là gì?
Cây Bạc hà miền Bắc còn gọi là Dọc mùng hoặc Môn bạc hà là loài cây thân thảo đa niên có thân ngầm phát triển thành củ được dùng để nhân giống và làm thuốc. Thân ngầm phát triển thành củ mỗi bụi có từ 1 đến nhiều củ. Vỏ củ xù xì. Củ có độc tố gây ngứa miệng nên không ăn được.
Bẹ lá mọc từ thân ngầm vươn lên phía trên mặt đất và phiến lá rộng. Chiều cao của cây chủ yếu là bẹ lá cao 1-1,2 m. Bẹ lá dày, xốp và mọng nước. Cuống lá cây bạc hà thường dùng làm các món canh chua, sườn nấu bung, bún bung, canh cá, bún cá, dưa chua, bạc hà xào hoàng hoa, bạc hà cuộn tía tô v.v. sau khi sơ chế bằng cách tước bỏ vỏ, thái vát hoặc thái khúc, bóp muối cho bớt ngứa.
Trời mưa, ẩm là thời điểm thích hợp của các loại côn trùng như muỗi, gián phát triển. Thay vì phải sử dụng các loại hóa chất độc hại để xua đuổi chúng, bạn hãy thử một phương pháp tự nhiên là trồng giống rau bạc hà nhé!
Cây bạc hà mang hương thơm dễ chịu, lại có cả công dụng đuổi các loại côn trùng đấy. Ở miền Nam, bạc hà có thể trồng được quanh năm. Toàn bộ thời gian sinh trưởng mất khoảng 80-90 ngày.
Công dụng của bạc hà như sau:
Tốt cho dạ dày: Được xem là thuốc của dạ dày, giải quyết vấn đề như hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
Hỗ trợ tiêu hóa: Bạc hà có tác dụng giống như một loại thuốc giúp giảm đau trong đường tiêu hóa bằng cách đẩy khí qua ruột và dạ dày của bạn sau khi ăn. Tại nhiều quốc gia, bạc hà được phục vụ sau bữa ăn nhằm thúc đẩy dòng chảy của mật, do đó cơ thể của bạn có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn
Chữa buồn nôn, sốt, ho: Lá bạc hà như một loại trà giúp bạn giảm cơn buồn nôn, nôn nao khi đi ô tô, máy bay hay tàu biển.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Bạc hà có tác dụng trị cảm cúm, cảm lạnh vì lá bạc hà có chứa canxi, vitamin B, kali, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch
Giảm hôi miệng: Lá bạc hà có thể giảm chứng hôi miệng do người sử dụng thuốc lá, rượu bia,..
Giảm stress: Lá bạc hà giúp dễ ngủ hơn vào ban đêm, giúp người sủ dụng giảm stress một cách hiệu quả
Kỹ thuật gieo Hạt giống rau Bạc Hà
Ở miền Nam: bạc hà có thể trồng được quanh năm. Toàn bộ thời gian sinh trưởng mất khoảng 80-90 ngày.
Ở miền Bắc có 2 vụ: trồng tháng 2, 3 thu hoạch tháng 6, 7; trồng tháng 8, 9 thu hoạch tháng 2, Hướng dẫn trồng:
Chọn hạt giống rau bạc hà
Mua hạt giống chất lượng từ những nhà cung cấp tin cậy có tem mác bao bì xuất xứ rõ ràng.
Chuẩn bị
- – Vài cây bạc hà đã già
- – Cốc nước, chậu cây
- – Đất trồng, phân bón
- – Dụng cụ trồng cây
– Vật dụng trồng cây bạc hà: là các loại khay, thùng xốp, chậu nhỏ có rãnh thoát nước tốt.
Đất trồng cây bạc hà có thể là đất thịt nhẹ pha cát, đất mùn, đất đỏ hoặc đất tribat… Đất phải đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt với độ pH trung tính. Hoặc bạn có thể sử dụng đất sạch đóng bao hoặc đất sạch nén viên để hạn chế sâu bệnh và đảm bảo về độ tơi xốp của đất.
Phân bón: sử dụng lượng phân bón phù hợp cho từng diện tích trồng bao gồm các loại như phân lân, phân đạm, phân chuồng đã ủ hoai mục, phân kali clorua trong tất cả quá trình chăm sóc bao gồm bón lót và bón thúc.
Thuốc trừ sâu: sử dụng các loại như thuốc sinh học. Trừ rệp hại: dùng thuốc hòa nước tưới.
Gieo hạt giống rau bạc hà
– Cho đất sạch vào khay hoặc thùng xốp dày khoảng 7-10 cm.
– Gieo hạt giống rau bạc hà đều vào khay. Hạt bạc hà rất nhỏ vì vậy khi gieo không phủ đất.
– Hàng ngày tưới nước bằng bình xịt phun sương 2 lần vào sáng và chiều mát.
Các bước trồng cây bạc hà
Bước 1: Trước tiên, bạn cắt những thân cây bạc hà già dài khoảng 6-8cm, vặt bỏ lá ở dưới và ngâm cây vào trong cốc nước sao cho nước ngập qua 3, 4 mắt của cây. Để cốc nước đó ở nơi thoáng mát trong vài tuần để rễ phát triển.
Bước 2: Cây bạc hà có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt, đất cát, đất xám… nhưng không bị phèn hoặc mặn, phải cao ráo, thoát nước.
+ Bạn chú ý cày bừa kỹ phần đất trồng, phơi ải, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ. Bạn có thể mua các loại đất sạch, đất phù hợp với loại cây cần trồng ở các cửa hàng bán cây cảnh.
+ Sau khi chuẩn bị đất kỹ, bạn trộn đều đất với phân bón theo tỉ lệ 5:1. Khi trồng, bạn nên chọn loại chậu có lỗ thoát nước hoặc tận dụng thùng xốp hoặc vỏ chai lọ để làm chậu.
Bước 3: Sau khi rễ dài 3 – 4cm, bạn chuyển cây vào chậu. Mỗi chiếc chậu có đường kính miệng 15cm có thể trồng được ba cây.
Đầu tiên, bạn cho một chút đất vào dưới chậu, rồi cho cây bạc hà vào rồi vun đất cho chặt. Vì đây là một loại cây dễ trồng nên bạn không cần quá lo lắng nếu rễ cây bị đứt. Bạn chỉ cần đảm bảo cây được vun đất chặt tay để cây có thể đứng vững là được.
Bước 4: Sau khi trồng, bạn tưới cây hàng ngày và đặt ở nơi có nhiều ánh sáng để cây có thể phát triển tốt nhất. Bạn thường xuyên cắt tỉa lá cây và nhặt cỏ dại làm sạch đất trồng nhé!
Chăm sóc cây bạc hà
– Nếu đất khô cần tưới cho đủ ẩm, bạn cần lưu ý không tưới quá nhiều nước để tránh việc úng cây và sâu bệnh phát triển. Sau các đợt thu hoạch kết hợp bón phân thúc để cây nảy chồi nhanh và đều.
– Trong cả vụ xới đất vun gốc vài lần cho đất tơi xốp và hạn chế cỏ. Ngoài ra thường xuyên nhổ cỏ sạch sẽ, ngắt bỏ thu gom các lá gốc già úa.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây bạc hà
– Cây bạc hà thường gặp bọ trĩ, rầy và rệp, hay những đợt lá xoăn, đọt chùn lại làm cây kém phát triển. Với các trường hợp này có thể dùng Vibamec, Vertimec, Vimeem, GC-Mite, Dibonin, Confidor…
– Cây cũng sẽ bị nấm nếu môi trường ẩm thấp. Vì vậy nên vệ sinh đất, bón vôi trước khi gieo trồng. Nếu phát hiện cây bị nấm nên nhổ bỏ tránh tình trạng lây lan sang cây khác.
Thu hoạch cây bạc hà
Làm rau gia vị: thường sau khi trồng khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch. Sau đó trung bình 15 ngày thu hoạch một lần. Khi thu hoạch cắt đoạn thân phía trên để lại gốc dài khoảng 10–15 cm, tưới phân thúc cho cây tái sinh mạnh.
Để chưng cất tinh dầu: Chưng cất tinh dầu thì nên để cây già khoảng 3–4 tháng thì thu hoạch lứa đầu. Trung bình sau 2 tháng thì thu một lứa. Sau mỗi lần cắt thì bón thúc, xới đất làm cỏ và vun gốc.
Cây bạc hà được trồng ở đâu?
+ Ở miền Nam, bạc hà có thể trồng được quanh năm. Toàn bộ thời gian sinh trưởng mất khoảng 110 ngày.
+ Ở miền Bắc có 2 vụ: trồng tháng 2, 3 thu hoạch tháng 6, 7; trồng tháng 8, 9 thu hoạch tháng 2, 3.
Cách trồng dưới đây có thể áp dụng cho các loại cây: bạc hà, húng bạc hà, húng quế, rau thơm…
Có nên trồng cây bạc hà trong nhà?
Cây bạc đã quá thông dụng trong cuộc sống bởi những công dụng của nó, ngoài việc làm thực phẩm, bạc hà còn được dùng làm những bài thuốc đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Đó cũng là lý do mà mỗi gia đình nên có một cây bạc hà trong nhà. Để vừa cung cấp nguồn rau sạch, nguồn dược liệu dồi dào.
Với những công dụng của cây bạc hà, thực sự nó là loài thực vật hữu ích mà bạn nên trồng ở gia đình để tiện sử dụng. Điều này, không chỉ giúp cho khu vườn thoáng mát mà còn giúp xua muỗi, gián hiệu quả. Đồng thời, bạn có thể sử dụng nó khi cần để chữa những bệnh lý thường gặp tại nhà một cách nhanh chóng.
Cây bạc hà có tác dụng gì
Bạc hà và húng lủi thường được mọi người xem là một nhưng thật sự thì chúng hoàn toàn khác nhau. Bạc hà được xem là loại cây thuốc quý mà mỗi gia đình nên có một chậu bởi các tác dụng sau:
+ Lợi tiêu hóa: Vị thơm the nồng của bạc hà giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đau bao tử cũng như ngăn ngừa chứng khó tiêu.
+ Chữa đau đầu: Bạc hà được xem vị thuốc thần kì, chỉ cần vò nát 1 – 2 lá bạc hà và thoa lên trán và mũi, cơn buồn nôn cũng như đau đầu sẽ khỏi trong tích tắc.
+ Giúp thông mũi, họng: Hương the nồng của lá bạc hà sẽ giúp mọi người thông mũi, cổ họng và phổi. Lá bạc hà có chất kháng khuẩn cũng như kháng viêm nên chỉ với một tách nước ấm, vài lá bạc hà là đã đánh bay được chứng viêm họng, ho mà người Việt Nam thường gặp.
+ Hổ trợ điều trị hen suyễn: Lá bạc hà giúp thông đường hô hấp, đó là công dụng tuyệt vời giúp cho những người bị bệnh hen suyễn. Trong lá bạc hà có thành phần chống oxi hóa mạnh, giúp chặn đứng những nguy cơ về dị ứng.
+ Chăm sóc răng miệng: Chỉ cần nhai lá bạc hà trong vài phút, các vi khuẩn trong miệng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, giúp răng nứu chắc khỏe và có hơi thở tươi mát.
+ Đuổi côn trùng: Cây bạc hà là một loại cây đuổi côn trùng cực kì hiệu quả, chỉ cần có 1 chậu bạc hà trước ban công thì việc ruồi muỗi sẽ không thể nào xâm nhập nhà bạn.
+ Giảm cân: Nếu thêm lá bạc hà vào chế độ ăn kiêng sẽ thúc đẩy quả trình giảm cân diễn ra nhanh hơn vì trong lá bạc hà có chứa các chất kích thích tự nhiên, rất tốt cho cơ thể.
Cây bạc hà nấu canh chua có tác dụng gì?
Người thường xuyên ăn canh chua bạc hà bởi hàm lượng axit uric trong máu cao. Vì vậy, món ăn này không thích hợp với người mắc bệnh gout. Bạc hà là một loại rau gia vị quen thuộc thường được sử dụng trong những món canh chua. Không chỉ là món ăn được ưa thích, bạc hà còn có những tác dụng dược lý nhất định.
Theo y học cổ truyền, bạc hà vị cay đắng, tính bình, hơi có độc. Thân, lá của cây bạc hà có tác dụng tiêu đờm, tiêu ứ, giảm ho đờm khó thở, trừ giun. Bạc hà cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như protein, bột đường, chất xơ, phốt pho, kali, canxi, magiê,…
Đặc biệt, tác dụng chủ yếu của cây bạc hà trong bữa ăn là làm rau ăn kèm giảm bớt cảm giác ngán của những loại thực phẩm giàu chất đạm, hơn nữa, nó rất giàu sinh tố vi lượng tốt cho những người thừa cân.
Cây bạc hà có phải là rau húng không?
Bạc hà khác còn húng là khác. Bạc hà cay cay, thơm thơm như mùi kem đánh răng.
Còn rau húng mùi khác và thường ăn kèm rau sống. Nếu để ý bạn sẽ thấy lá bạc hà đẹp hơn, lá có răng cưa nhỏ, rau húng thì không và bề mặt lá bạc hà ít sần sùi hơn lá rau húng.
Các món ăn từ cây bạc hà
Hiện nay, cây bạc hà được xem là từ điển nấu ăn cho các chị em nội trợ, đặc biệt là bẹ cây bạc hà đem đến nhiều công dụng hữu ích sau:
+ Bẹ lá Bạc hà được trụn nưới sôi để làm nộm, bóp gỏi: Bẹ lá Bạc hà được bóc vỏ, xắt mỏng, ngâm nước lạnh cho tan chấy gây ngứa, sau đó trụn trong nước sôi và vắt bỏ nước để làm nộm (một loại rau ghém có vị chua-ngọt) hoạc dùng để bóp gỏi. Nếu không qua công đoạn này thì gỏi và nộm dể gây ngứa họng.
+ Bẹ lá Bạc hà được dùng làm rau luộc, xào, hầm: Bẹ lá Bạc hà được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc dùng để luộc, xào đơn giản hay xào với thịt, trứng, hải sản, lòng gia cầm…Món Bạc hà xào ăn rất lạ miệng và rất được ứa chuộng ở Miền Bắc và Miền Trung.
+ Bẹ lá Bạc hà được dùng làm rau nấu canh chua, lẫu chua: Bẹ lá Bạc hà được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc để nấu canh chua hay lẫu chua. Món canh chua nấu với bẹ lá Bạc hà là món ăn truyền thống và lẫu chua nấu với bẹ lá Bạc hà là món ăn sang trọng ở Miền Nam. Món canh chua hay lẫu chua nấu với bẹ lá Bạc hà là những món ăn phổ biến ở các tiệm ăn hay nhà hàng sang trọng theo mốt hiện nay.
+ Bẹ lá Bạc hà được dùng để muối dưa chua: Bẹ lá Bạc hà được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc dùng để muối dưa chua, chỉ sau 4-5 ngày sẽ có món ăn dân giả nhưng lạ miệng, hấp dẫn. Món dưa chua Bạc hà rất phổ biến ở Miền Trung và Miền Bắc.
Có thai ăn cây bạc hà được không?
Đối với thói quen thích ăn các loại rau gia vị như lá bạc hà trong thai kỳ, bà bầu cần biết về những ưu nhược điểm khi sử dụng. Mang thai đem lại cho bà bầu rất nhiều trải nghiệm mới. Trong giai đoạn này, các loại thực phẩm nên và không nên ăn cũng cần được chú trọng. Đối với thói quen thích ăn các loại rau gia vị như lá bạc hà trong thai kỳ, bà bầu cần biết về những ưu nhược điểm khi sử dụng.
Theo Parenting Firstcry, không có mối đe dọa nào nghiêm trọng đối với việc ăn lá bạc hà trong thai kỳ. Bà bầu ăn lá bạc hà có thể mang lại những lợi ích cơ bản dưới đây:
+ Giúp cơ thể luôn sảng khoái: Mang thai khiến bà bầu có cảm giác thèm tất cả các loại thực phẩm và có xu hướng ăn nhiều hơn. Kèm theo đó là sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong cơ thể bà bầu. Với đặc tính làm mát, lá bạc hà có thể giúp bà bầu ổn định thân nhiệt, giúp cơ thể luôn tươi mới, sảng khoái.
+ Giữ hơi thở bà bầu thơm tho: Hiện tượng nôn ói thường xuyên khi ốm nghén có thể khiến hơi thở bà bầu có mùi khó chịu. Hãy nhai một ít lá bạc hà tươi để khử mùi hôi hiệu quả trong khoang miệng.
+ Giảm cảm giác buồn nôn: Buồn nôn là dấu hiệu mang thai rất phổ biến và hầu hết phụ nữ đều trải qua trong ba tháng đầu. Nhai một số lá bạc hà có thể giúp bà bầu tránh cơn buồn nôn khi mang thai. Tuy nhiên, cũng có một số phụ nữ có thể không chịu được mùi bạc hà và do đó, không nên áp dụng giải pháp này.
Tặng cây bạc hà có ý nghĩa gì?
Như chúng ta đều đã biết, bạc hà là một loại cây thảo dược rất tốt và có nhiều công dụng khác nhau. Người ta thường dùng bạc hà trong ẩm thực như một loại gia vị tuyệt vời, cả trong món ăn lẫn thức uống. Ngoài ra, bạc hà là loại cây cho rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, chữa được một số bệnh cảm mạo và giúp làm đẹp cho chị em phụ nữ. Người ta trồng cây bạc hà trong văn phòng hay phòng khách vừa để trang trí, vừa giúp không khí trong lành. Tuy nhiên, bạn có nghĩ đến sẽ tặng cây bạc hà cho ai đó với một thông điệp ẩn ý đằng sau không?
Lá bạc hà có màu xanh tươi mát, người ta còn đặt tên cho màu xanh ấy trong bảng màu là màu “xanh mint”, chính vì vậy, lá bạc hà mang lại cho chúng ta một cảm giác sảng khoái, tươi mới, không chỉ vì hương thơm tươi mát của nó mà còn vì sắc xanh trong trẻo ấy. Cũng như bao loài cây hoa khác, bạc hà cũng ẩn chứa một ý nghĩa riêng của nó. Có hai tầng ý nghĩa khá giống nhau trong mỗi trường hợp hoàn toàn khác nhau.
Khi ai đó tặng một chậu bạc hà cho bạn, và đó là người bạn đã từng yêu, sau khi hai bạn chia tay vì bất kỳ lý do nào, thì đó có nghĩa là: “Chúng ta hãy yêu thêm lần nữa”. Điều này khá là phù hợp với cây bạc hà, vì chúng luôn mang lại cảm giác tươi mới và sảng khoái, như muốn nhủ rằng, với hương thơm ấy, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lại một mối tình “tươi mới” như chính lá bạc hà này, luôn cay nồng và thanh mát. Chúng ta hãy cùng nhau vun trồng cây bạc hà này, vun trồng lại tình yêu của chúng ta, như chưa bao giờ có cuộc chia ly.
Ngoài ra, bạc hà có có ý nghĩa là “sum họp, hội tụ”. Bạn bè có thể tặng cho nhau những chậu cây bạc hà nhỏ xinh sau bao lâu không gặp gỡ. Hương thơm và màu sắc của lá bạc hà, cũng như những công dụng tuyệt vời của nó, sẽ làm cho những cuộc gặp gỡ của các bạn trở nên gắn bó và khắng khít hơn. Cùng nhau ôn lại những kỷ niệm bạn bè sau bao nhiêu năm xa cách. Chúng ta, ai rồi cũng có những người bạn như vậy có phải không.
Trên đây những tin chi tiết về cây bạc hà mà chúng tôi giới thiệu đến bạn, hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm những thông tin chi tiết về cách trồng cây bạc hà, tác dụng và các món ăn về cây bạc hà, góp phần phong phú kiến thức sống của mình hơn nhé.
Cây thuốc – Hạt giống gia đình