Cây rau dền là loài cây phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, vào mùa hè thì cây rau dền khá là phát triển và được rất nhiều người quan tâm vì đây là món ăn không thể thiếu trong những ngày nắng nóng.
Rau dền, là tên gọi chung để chỉ các loài trong Chi Dền (danh pháp khoa học: Amaranthus, bao gồm cả các danh pháp liên quan tới Acanthochiton, Acnida, Montelia) do ở Việt Nam thường được sử dụng làm rau. Chi Dền gồm những loài đều có hoa không tàn, một số mọc hoang dại nhưng nhiều loài được sử dụng làm lương thực, rau, cây cảnh ở các vùng khác nhau trên thế giới. Tên tiếng Anh (amaranth) cũng như tên khoa học của các loài dền đều có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp “amarantos” (Αμάρανθος hoặc Αμάραντος) có nghĩa là (hoa) không bao giờ tàn. Chi Dền được cho là có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng khoảng 60 loài với khoảng 400 giống của nó hiện diện khắp thế giới, cả vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau dền thường thấy là dền đỏ (dền tía – Amaranthus tricolor), dền cơm (dền trắng – Amaranthus viridis) làm rau ăn; dền gai (Amaranthus spinosus) mọc hoang dại.
Xem thêm bài viết:
Cây rau dền sinh trưởng và phát triển tốt ở nước ta vào mùa hè, do có bộ rể khỏe, ăn sâu vào trong đất và cây có thể chịu hạn tốt và chịu nước tốt, nhiệt độ để cây có thể phát triển tốt là từ 25-30 độ C và khi độ ẩm càng cao thì cây càng phát triển tốt và cho ra nhiều cành và lá hơn và từ lúc gieo hạt cho tới khi thu hoạch chỉ tầm khoảng 1 tháng là cây có thể cho thu hoạch tốt.
Cách trồng cây rau dền trồng không khó bạn chi cần nắm được những kỹ thuật đơn giản thì ban hoàn toàn có thể tự tin trồng những luống rau dền trong chính khu vườn của nhà bạn một cách khá đơn giản và hiệu quả, bạn sẽ có them 1 nguần cũng cấp rau sạch tốt nhất.
Có rất nhiều các giống rau dền khác nhau như: cây rau dền cơm,cây rau dền dại,cây rau dền đỏ,cây rau dền nhật,cây rau dền tía,cây rau dền tím,cây rau dền trắng,cây rau dền gai
Hiện nay được nhiều người trồng phổ biến nhất là 2 loại rau dền là rau dền trắng và rau dền đỏ.
Dền trắng (còn gọi là dền xanh) có thân, lá đều xanh, phiến lá hẹp, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu).
Dền đỏ (còn gọi là dền tía) là loại rau có lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ.
Đặc biệt cây rau dền cơm là một loài cây thân thảo có phân nhiều nhánh từ gốc và thân, là một món ăn thông thường dân dã hiện nay thường dừng để lộc hoặc nấu canh ăn rất ngon.
Thành phần | Lá tươi | Hạt |
---|---|---|
Nước | 86,9 g | 9 g |
Protein | 3,5 g | 15 g |
Chất béo | 0,5 g | 7 g |
Tinh bột | 6,5 g | 63 g |
Chất xơ | 1,3 g | 2,9 g |
Phốtpho | 67 mg | 477 mg |
Sắt | 3,9 mg | — |
Kali | 411 mg | — |
Vitamin A | 6100 i.u. | 0 |
Vitamin B2 | 0,16 mg | 0,32 mg |
Niacin | 1,4 mg | 1,0 mg |
Vitamin C | 80 mg | 3 mg |
Vitamin B1 | 0,08 mg | 0,14 mg |
Canxi | 267 mg | 490 mg |
Khoáng chất | 2,6 g | 2,6 g |
Ca lo | 36 | 391 |
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY RAU DỀN
Rau dền thường có hạt nhỏ hạt có lớp vỏ sừng nên giữ được sức nảy mầm rất lâu ngay cả trường hợp bị vùi sâu trong đất. Vì hạt rau dền rất nhỏ nên người trồng cần phải làm đất thật kỹ (làm đất nhuyễn) để hạt dền nảy mầm đều.
Để trồng rau dền ta có thể gieo trực tiếp hoặc là trồng bằng cây con (khoảng cách trồng từ 5-7cm).
Khi gieo hạt trực tiếp ta nên chú ý ngâm hạt khoảng 2 tiếng sau đó để ráo nước trước khi gieo.
Mật độ hạt gieo là từ 1-1,5gram/1m2. Do hạt rau dền nhỏ nên khi mà gieo hạt ta nên chú ý trộn hạt với một nắm đất khô để gieo cho hạt trải đều trên khay.
Sau khi gieo khoảng 25–30 ngày, cây có thể nhổ cấy (cây cao 10–15cm) và trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm.
CHĂM SÓC CÂY RAU DỀN
Sau khi bạn đã gieo hạt xong và cây cũng đã nảy mầm và từ 2-3 lá thì bạn bắt đầu tiến hành tỉa thưa cây để cho cây có thể phát triển tốt hơn và khoảng cách trung bình để cho cây có thể phát triển tốt ;à từ 3-4cm và cứ trung bình 1 tuần bạn nên bón phân định kỳ 1 lần cho cây có thể phát triển tốt hơn
cần bón phân lót cho cây rau dền, kết hợp với làm đất với liều lượng từ 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng/1.000m2. Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày lúc cây đã phục hồi, người chăm cây nên bón thúc bằng phân urê pha loãng với liều lượng 4 kg/1.000m2 và tưới đủ nước cho cây 1 lần/ngày.
Rau dền có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ gieo trồng tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.
Rau dền ít bị sâu bệnh, nếu có chủ yếu là các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Người dân có thể dùng Sherpa hoặc Sherzol để phun phòng trị. Tuy nhiên, khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly, không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều quy định.
THU HOẠCH CÂY RAU DỀN
Sau khi cấy ra vườn trồng 25 – 30 ngày, cây có thể cho thu hoạch bằng cách nhổ cả cây, rửa sạch đất, cắt bỏ gốc để sử dụng. Trong trường hợp bà con nông dân muốn ăn rau non, có thể thu hoạch lúc cây cao 10 – 15cm.
TÁC DỤNG CÂY RAU DỀN
Những công dụng của rau dền đỏ, dền gai, dền cơm:
Giảm cholesterol
Một trong những lợi ích chính của lá rau dền là khả năng làm giảm cholesterol. Ngoài ra, tocotrienols, một loại vitamin E, trong rau giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL) và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.
Kiểm soát huyết áp cao
Theo The Health Site, lá rau dền chứa nhiều kali và magiê, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Do có nhiều chất xơ và một số dinh dưỡng thiết yếu khác, rau dền giúp cơ thể kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp, đột quỵ.
Ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống ung thư là do các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine có trong rau dền. Chúng chiến đấu chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ra ung thư.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn rau dền thường xuyên giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Tác dụng này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do tăng lượng đường trong máu như béo phì.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì) trong rau dền có thể cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm táo bón, rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Ngoài ra, nước nấu từ lá cây rau dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Tốt cho người thiếu máu
Việc thiếu hụt chất sắt trong cơ thể có thể gây thiếu máu. Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Bởi vậy, loại rau này rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu.
Tăng cường canxi
Lá rau dền có tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương và bệnh co giật do thiếu hụt canxi. Chúng có hàm lượng canxi nhiều gấp ba lần so với rau bina và hai lần so với sữa.
Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng
Rau dền là một cách chữa hôi miệng hiệu quả , làm giảm các biến chứng răng miệng như đau, sưng lợi, viêm họng hay viêm loét miệng
Tốt cho da
Lá rau dền chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng da. Do đặc tính làm se mạnh mẽ, loại rau này còn có thể điều trị mụn trứng cá và một số vấn đề về da khác như eczema.
Một số bài thuốc thường dùng
Giúp nhuận tràng: Rau dền đỏ 1 nắm, nhặt sạch, rửa rồi luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm rất công hiệu hoặc có thể dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu nghiệm với các trường hợp táo bón.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Rau dền đỏ 20g, lá mã đề non 20g, lá dâu bánh tẻ 20g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh, thêm gia vị cho vừa ăn hằng ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Chữa huyết nhiệt sinh lở ngứa: Rau dền đỏ 20g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 16g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Trị kiết lỵ do nóng: Rau dền đỏ 20g, lá mơ lông 20g, rau sam 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 20g, ăn trong vài ngày là khỏi có thể thêm rau sam.
Phụ nữ sau sinh nóng trong, đại tiện không thông: Dền đỏ 50g, rửa sạch thái khúc, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày, 5 ngày một liệu trình.
Thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá: Dền đỏ 100g, dền cơm 50g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua.
Cháo rau dền tía (Tử hiện chúc): rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.
Canh rau dền: rau dền tía 200g rửa sạch nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.
Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.
Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu. Lá dền tía 50g rửa sạch thái lát nấu bỏ bã lấy nước thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Chữa hậu sản
Chữa đau mắt: hạt dền cơm hạt thảo quyết minh liều lượng bằng nhau đều 10g. Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.
Canh rau tập tàng: dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay nấu với bột canh bột tôm hay nước cua. Mát gan thanh nhiệt kích thích tiêu hoá.
Theo kinh nghiệm dân gian lấy lá rau dền giã nát uống nước và bã đắp chữa rắn cắn.
Rễ dền đỏ và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống chữa chảy máu do sảy thai. Hạt dền cơm 20g chữa tiểu tiện không thông.
Lưu ý: Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người, tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.
Vào những ngày hè nóng bức, bổ sung thêm một đĩa rau dền luộc chấm với nước tương vắt thêm miếng chanh hay bát canh rau dền nấu với thịt nạc, tôm khô hoặc tôm tươi vào bữa ăn hàng ngày thì thật tuyệt vời, vừa giúp giải nhiệt hiệu quả lại vừa ngon cơm….
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.