Cây rau chân vịt là giống cây không còn mới lạ với rất nhiều người, nhưng cũng là món ăn không thể thiếu đối với mỗi người trong chúng ta. Cây rau chân vịt được biết đến nhiều hơn là cây có hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà không có loại rau nào khác có được, không chỉ ở nước ta mà được công nhận ở cả thế giới. hãy cùng với hạt giống gia đình tìm hiểu về cách trồng và cách chăm sóc cây rau chân vịt cũng như là những tác dụng và công dụng của cây rau chân vịt đối với sức khỏe của chúng ta.
Cách trồng rau sạch bằng vỏ chai nhựa
Cách trồng cây rau sạch tại nhà
Cây rau chân vịt là gi ?
Cây rau chân vịt là cây được trồng nhiều tại các địa phương trên cả nước, cây được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cây cải bó xôi, rau bina, rau nhà chùa.. và mỗi địa phương lại có tên gọi khác nhau. Cây rau chân vịt thuộc họ rau dền và có tên khoa học là Spinacia oleracea L.Chenopodiaceae.
Cây rau chân vịt bắt nguần từ vùng trung đông và tây nam Á, cây được phân bổ và rải rac khắp thế giới cách đây hàng ngàn năm và được rất nhiều các quốc gia khác nhau công nhận là cây rất cần thiết cho sức khỏe của chúng ta , khi sử dụng cây rau chân vịt hàng ngày.
Cây rau chân vịt có bộ lá màu xanh đậm, cuống nhỏ, dễ bị gãy dập nhưng lại rất dễ trồng và chăm sóc, hầu như có thể trồng quanh năm. Có rất nhiều địa phương trồng rau chân vịt nhưng vẩn có một số người nhầm giữa cây rau chân vịt là cây rau mồng tơi, nếu chúng ta quan sát kỹ thì việc nhận thấy rằng đây là 2 loài cây hoàn toàn khác nhau nhé.
Cây rau chân vịt đã được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh là cây mang lại giá trị có lợi cho sức khỏe của chúng ta, cây có nhiều tác dụng hơn mức mà chúng ta nghĩ hàng ngày và được ứng dụng rất rộng rãi trong nghành y hiện nay. Ngoài ra cây còn được chế biến thành nhiều món ăn yêu thích như rau chân vịt canh, salad, chiên trứng và còn rất nhiều các món ăn yêu thích khác mà chúng ta thưởng thức hàng ngày.
Tác dụng của rau chân vịt đối với sức khỏe
Có thể nói rằng trong rau chân vịt có chứa rất nhiều những thành phần có lợi cho sức khỏe như sắt, vitamin, axit folic… và còn nhiều các chất có trong rau chân vịt nữa, theo như các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh cứ trong 100gm rau chân vịt thì có chứa tới 28,1µg vitamin C có thể đáp ứng hơn 34% nhu cầu vitamin hàng ngày của cơ thể của chúng ta cần nạp vào.
Khi sử dụng nhiều rau chân vịt ăn hàng ngày sẽ rất tốt và có lợi cho người bị thiếu máu, bổ sung sắt cho các mẹ bầu vì vậy hãy sử dụng rau chân vịt hàng ngày để giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển.
5 tác dụng của rau chân vịt đối với sức khỏe
Tăng cường bảo vệ hệ tim mạch
Nếu khi nói tới rất nhiều các nguyên nhân dẩn tới bệnh tim mạch thì phần lớn đều do có chứa hàm lượng natri vượt quá mức, ở đây nói chính là bị huyết áp cao sẽ dẩn tới lượng natri vượt lên và hàm lượng kali lại quá thấp nên dẩn tới những nguy cơ cao trong mắc các bệnh về tim mạch.
Với những ai đã và đang ăn rau chân vịt hàng ngày sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn và trong rau chân vịt có chứa các hàm lượng kali giúp cho cơ thể giảm nguy cơ mắc một số về bệnh tim.
Khi tìm hiểu sâu hơn về rau chân vịt ta sẽ nhận thấy, rau chân vịt còn có chứa rất nhiều protein làm hạn chế cholesterol và các chất béo gúp làm giảm các triệu chứng đau tim. Dột quỵ hay xơ giữa động mạch.
Ngoài ra các chất có tron rau chân vịt giúp làm lưu thông máu và tăng sự ooxxy hóa giúp cho hệ tim mạch trở nên khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Giúp chắc xương ngăn ngừa các bệnh loãng xương
Như ở phần đầu bài đã nhắc tới, bên trong rau chân vịt có chứa, magie, can xi, sắt, kẽm giúp cho hệ thống xương của cơ thể phát triển khỏe mạnh và ngăn chặn hoàn toàn các bệnh lý về xương khớp, giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.
An rau chân vịt hàng ngày chính là ổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, xương chắc dáng khỏe cho chúng ta và cả gia đình. Hãy sử dụng nhiều hơn nhé.
Bảo vệ mắt, cải thiện thị lực
Trong rau chân vịt có chứa nhiều carotenoid, lutein giúp bảo vệ đôi mắt và giúp sáng mắt, ngoài ra tránh được nhiều các bệnh tật về mắt như : khô mắt, ngứa mắt, đục thủy tinh thế, cải thiện thị lực đối với người mắt kém. Thật là tốt phải không nào.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Thật là tốt khi biết rằng ăn nhiều rau chân vịt có thể giúp chúng ta thay đổi hàng ngày, với các chất có trong rau chân vịt giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư với các hoạt chất chlorophyllin, tocopherol và folate, giúp cho cơ thể có them sức mạnh để đẩy lùi được bệnh tật.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Ăn rau chân vịt luôn là bài thuốc dân gian tốt nhất, được nhiều người truyền tai nhau, với các bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa như, táo bón, bụng khó tiêu, khi ăn rau chân vịt thường xuyên sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn với nhiều chất xơ sẽ giúp cho dạ dày của bạn co bóp thường xuyên hơn.
Đối với trẻ em và người lớn tuổi thì nên ăn thường xuyên rau chân vịt sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa vì rau chân vịt cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.
Giúp da và tóc khỏe mạnh hơn
Trong rau chân vịt có chứa nhiều vitamin A giúp kiểm soát quá trình sản xuất dầu và trong lỗ chân long tóc, giúp cải thiện hỗ trợ dưỡng ẩm da và tóc vì vậy mà trong cây rau chân vịt có chứa nhiều hàm lượng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra rau chân vịt cung cấp chất sắt cho cơ thể, nếu cơ thể thiếu sắt cũng là tình trạng rụng tóc thường xuyên xảy ra, hãy chú ý tới điều này.
Điều trị rối loạn đông máu
Có thể nhận thấy rằng rau chân vịt có chứa nhiều vitamin K giúp đông máu , khi sử dụng nhiều rau chân vịt sẽ giúp hỗ trợ việc máu loãng và không cầm được máu, với việc sử dụng sẽ thấy rất hữu ích trong việc kiểm soát tinh trạng máy chảy quá mức, rất tốt cho cơ thể của chúng ta.’
Các món ăn phổ biến từ rau chân vịt
Rau chân vịt xào tỏi
Thật là hấp dẩn với món rau chân vịt xào tỏi, với nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm và chế biến thật là đơn giản , với nguyên liệu là một bó rau chân vịt và vài nhánh tói khô.
Xơ chê mọi thứ xong tiến hành cho dầu vào chảo rồi bỏ tỏi vào , chiên vàng tỏ khi thấy tỏi ngã vàng, dậy mùi thơm, cho lửa nhỏ và trút toàn bộ rau chân vịt vào và xào cho tới khi chín và cho ra đĩa là xong. Thật đơn giản.
Nguyên liệu:
- 200g rau chân vịt
- 30g bơ
- 4 tép tỏi băm
- 5ml nước cốt chanh
- 1 nhúm muối
Cách làm:
- Đun chảy bơ trong chảo, cho tỏi vào phi thơm.
- Thêm rau chân vịt , muối và nước chanh vào chảo, đảo đều.
- Ngay khi rau bắt đầu chín và mềm xuống, tắt bếp và trút ra đĩa.
- Trang trí thêm với vài lát chanh tươi và thưởng thức.
Rau chân vịt nấu canh thịt bằm
ở món này với nguyên liệu không quá cầu kỳ như chúng ta nghĩ tới đâu, chỉ cần chuẩn bị như sau :
- 1/2 kg cải bó xôi
- 150 gr thịt nạc vai
- Hạt nêm, đường, nước mắm, tiêu
- Rửa sạch rau, cắt khúc khoảng 5cm. Thịt rửa sạch, xay nhỏ. Phi thơm ít đầu hành lá hoặc củ hành băm nhỏ xào thịt. Nêm 1m canh hạt nêm, ít đường, 1 m canh nước mắm. Thịt săn cho lượng nước cần dùng vào nấu. Nước sôi vài lượt, hớt bỏ bọt, cho rau vào, nêm lại vừa ăn, canh sôi bùng lên lần nữa, tắt bếp
- Cho canh ra tô thêm ít tiêu
- Sau khi thịt chín thì cho tiếp cải bó xôi vào xào chín thì tắt bếp.
- Cuối cùng múc cải bó xôi xào thịt bằm ra đĩa, làm món mặn ăn với cơm nhé!
Sinh tố rau chân vịt kết hợp cùng chuối chín
Dể có được những bữa sáng thật là hấp dẩn hãy tự tay chuẩn bị một cốc sinh tố rau chân vịt giúp nạp năng lượng cho cả ngày làm việc
- Nguyên liệu thì cực kỳ đơn giản,
- 1 bó rau chân vịt
- 1 hộp sữa chua
- 1 quả chuối chìn
- 1 gm sửa tươi hoặc sữa ông thọ
1 chiếc máy xay sinh tố
Và bỏ hết vào rồi xoay nhuyễn trong máy và rót ra là bạn đã có ngay mốc cốc nước thật hấp dẩn, hãy cùng thưởng thức món ăn đày sức hấp dẩn này.
Tác dụng phụ của rau chân vịt
Bất cứ loại thực phẩm nào hay loại rau nào đều cũng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu chúng ta dùng quá mức sẽ không có lợi cho sức khỏe của chúng ta và tác dụng phụ của rau chân vịt thì chúng ta cần phải lưu ý như sau:
Trong rau chân vịt có chứa nhiều các oxalate và purin, đối với những người mức bệnh thận, bệnh gout thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều và lạm dụng rau chân vịt.
Tuyệt đối không chế biến rau chân vịt chung với hải sản sẽ gây nên một số tình trạng cơ thể không hấp thụ nổi vì bên trong hải sản sẽ có rất nhiều các chất kẽm, nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên một số tác dụng phụ lên cơ thể không tốt.
Rau chân vịt có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc làm loãng máu vì vậy người đang ăn nên cân nhắc trong quá trình sử dụng thuốc.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Rau chân vịt an toàn cho phụ nữ trong thai kỳ và cho con bú khi sử dụng với liều lượng trong thực phẩm. Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể đánh giá loại rau này có an toàn không với liều lớn hơn có trong thuốc.
Trẻ em: Rau chân vịt không an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ dưới bốn tháng tuổi. Chất nitrat trong loại rau này đôi khi gây ra rối loạn máu ở trẻ nhỏ.
Dị ứng: Những người nhạy cảm với một số loại nấm mốc hoặc latex có thể có phản ứng dị ứng với loại rau này.
Bệnh đái tháo đường: Rau chân vịt có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số bác sĩ lo lắng rằng rau chân vịt có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp nếu người sử dụng có bệnh đái tháo đường. Nếu bạn sử dụng rau chân vịt với liều lượng có trong thuốc và dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, hãy theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Liều thuốc đái tháo đường của bạn có thể cần phải thay đổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh thận: Rau chân vịt giàu kali nên việc dùng loại rau này quá nhiều có thể gây hại cho những người có vấn đề về thận. Nguyên nhân là những tinh thể kali có thể hình thành trong thận, không tan và khiến bệnh thận trở nên trầm trọng hơn.
Phẫu thuật: Rau chân vịt có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số bác sĩ lo lắng rằng nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng rau chân vịt với liều lượng có trong thuốc ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.