Cây hoa trà được biết tới là giống cây hoa đẹp độc đáo, cây không giống như bất kỳ các giống hoa khác, cây hoa trà mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng và bình dị hơn , thời xưa có câu” vua chơi lan- quan chơi trà”
Đặc điểm sinh trưởng cây hoa trà
Chi Trà (danh pháp khoa học: Camellia) là một chi thực vật có hoa trong họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ dãy Himalaya về phía đông tới Nhật Bản và Indonesia. Hiện vẫn còn mâu thuẫn liên quan tới số lượng loài đang tồn tại, với khoảng 100–250 loài được chấp nhận tùy theo hệ thống phân loại. Chi này được Linnaeus đặt theo tên của Fr. Georg Joseph Kamel S.J., một nhà thực vật học và là một thầy tu dòng Tên. Hoa của các loài trong chi này nổi tiếng xuyên suốt vùng Đông Á; chúng có tên gọi là cháhuā (茶花) trong tiếng Trung, tsubaki (椿) trong tiếng Nhật, dongbaek-kkot (동백꽃) trong tiếng Hàn, và hoa trà hoặc hoa chè trong tiếng Việt.
Cây hoa trà là giống cây mang vẻ đẹp cuốn hút, hiện nay cây hoa trà thường được nhận dạng bằng đặc điểm của hoa và màu lá, cây hoa trà nào cũng có nhiều hoa, đến mùa hoa nở nhiều, nếu muốn cây phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh, thường người trồng phải cắt bỏ nụ hoa để giúp cây phát triển.
Lá có màu xanh nhạt và tròn dày gọi là bạch trà (hay còn gọi là trà bạch). Bạch trà có nhiều giống hoa khác nhau (màu trắng, đỏ, nâu đổ, màu hồng phấn). Có loại giống kép, có loại giống đơn, có loại giống kép nhiều hoa trên đài gọi là “bát diện”. Loại hoa trà bạch nhật khi nở hoa mang màu trắng tinh khiết đẹp trong sáng, tuyệt trần. Hồng phán trà có màu hồng tươi tắn, hơi phai, đẹp như má cô gái. Trà lựu màu đỏ rực đẹp cuốn hút, hiện nay là giống quý hiếm rất khó tìm.
Hoa trà thường nở bông to , có loại to bát diện nếu chăm sóc tốt thì hoa có thể nở thành những bông lớn bằng cái bát con. Mỗi năm cây hoa trà đều nở theo đúng kịp, mỗi lần hoa nở thường kéo dài tới 3 tháng nở liên tục.
Hoa trà phấn hồng và thâm hồng thường nở ngay dịp Tết ÂM Lịch. Trong khi bạch trà nở trước Tết, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt và có kĩ thuật trồng thì có thể điều khiển bạch trà nở rộ đúng dịp Tết, với màu sắc trắng tinh khôi. Tuy nhiên cây hoa trà không phải là loại cây dễ nhân giống.
Trồng và chăm sóc cây hoa trà
Cây hoa trà thường khác với những loại hoa khác là cây hoa trà rất ít rễ và phần rể thường là rễ cọc rất mềm và khá yếu. cây hoa trà có tốc độ phát triển chậm hơn so với các giống cây cùng loại. thông thường mỗi cây hoa trà cho ra hoa đẹp , thường từ 2-3 năm. Khi chăm sóc và trồng cây hoa trà thì chúng ta nên lựa chọn đất để trồng
Đất trồng là vô cùng quan trọng, Trà thường phát triển theo khe hở hoặc đất mùn tươi xốp. Đất trồng thường là đất thịt pha, có đủ độ chua cần thiết, có thể dùng giấy quỳ để thử, pH trong khoảng 4-5, nếu trường hợp độ pH cao hơn thì nên thêm các khoáng chất như sunfat, lưu hình sắt để tăng thêm độ chua.
Đất thích hợp với cây hoa trà tốt nhất nên là đất bùn ao nuôi cá, đất lá mục, đất vườn rau và thêm ít phân ngựa, phân chuồng. Loại đất này sau khoảng vài năm các cục đất xốp trong chậu không tan, có độ ẩm cao nhưng thoát nước cao, bởi nếu đất rắn thì cây khó phát triển, nếu úng nước dễ cây nhanh thối và cây mau chết.
Cây hoa trà thường không chịu được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, chúng ta nên lựa chọn tồng cây dưới tán cây lớn hoặc có thể làm dàn lưới mỏng để tạo bóng mát cho cây. Vào những ngày hè cần phải có những biện pháp phòng tránh nắng cho cây,
Độ ẩm lý tưởng để cây trà phát triển bình thường là 50-70% nên những ngày nắng chúng ta lên phun nước nhiều để làm ẩm cây và làm ẩm cả môi trường xung quanh. Địa điểm lý tưởng tối ưu là dưới chạu cây hoa trà là bể nước mưa
chăm sóc cây hoa trà
Muốn cho cây hoa trà phát triển khỏe mạnh, khi chăm sóc cần chú ý tới những điểm sau đây:
Cách tưới nước cho cây hoa trà đúng cách.
Cây hoa trà là loại cây ưa ẩm, tuy nhiên không tích nước. Lượng nước ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, do vậy mà lượng nước tưới cho cây phải đủ và đúng liệu lượng.
Trừ mua mưa thì mùa xuân và mùa thu, cả mùa hè nữa thì hàng ngày phải tưới tối thiểu một lần. Trong quá trình tưới thì nên tưới một ít ra đất xung quanh chậu để tạo độ ẩm trong đất cũng như môi trường xung quanh, làm cho môi trường mát mẻ. Vào mùa đông thì trong khoảng 3-5 ngày thì tưới nước, lượng nước tưới không quá nhiều, thời gian tưới nên là khoảng thời gian sau 10 giờ.
Nếu nhiều ngày không mua và không khí khô, thì người trồng nên tưới vài lần trong ngày, vào sáng và chiều. Nếu trong mấy ngày mưa thì không nên tưới nước.
Nước tưới nên là nước ao hồ hoăc nước mưa. Nếu dùng nước máy thì để vào thùng chứa nước khoảng một vài ngày để loại bỏ javel, cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ đất.
Cách bón phân cho cây hoa trà
Với cây trà chúng ta cũng cần bón phân vừa phải, đúng liều lượng để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và bộ rễ.
Cây hoa trà cũng cần bón lót, mặc dù đặc thù sinh học cây cũng không cần nhiều phân. Khi bón lót khuyên dùng phân hữu cơ, rắc phân xung quanh rễ cách 2-3 cm so với gốc cây. Cây là loại ưa mát nên trước khi mùa nóng nên bón phân mát, có thể là phân phèn pha loãng, như vậy sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cây.
Khoảng 10-20 ngày nên bón thúc một lần, có thể dùng thêm nước phân phèn, như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho cây, cũng như khống chế độ chua trong đất ở mức đảm bảo vừa phải.
Các bệnh thường gặp ở cây hoa trà
khi trồng và chăm sóc cây hoa trà một thời gian, cây thường có biểu hiện chậm lớn và rất có thể đã mắc phải một số bệnh mà hầu hết chúng ta đều ít nghĩ tới, bệnh trên cây hoa trà thường không có biểu hiện ra ngay và sẽ làm cho cây hoa trà chậm lớn, sau đây là một số bệnh trên cây hoa trà thường gặp nhất.
Bệnh đốm than trên cây hoa trà
bệnh đốm than là một trong những bệnh thường gặp của cây hoa trà. Bệnh thường phát sinh vào các tháng 6-7 trên lá cây con, đốm bệnh phát sinh nhiều ở ngọn lá và mép lá. Ban đầu là các đốm nâu vàng, sau đó thành đốm lớn, trên đốm có các chấm nhỏ màu đen. Bệnh có thể làm cho lá rụng. Phương pháp phòng trừ: chú ý sử dụng phân hữu cơ và P, K để tăng sức chống chịu bệnh, kịp thời cắt đốt lá bệnh; sau khi mọc chồi lá, phun thuốc Boocđô 1%, khi mới bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,2% hoặc phun Topsin 0,1%.
Bệnh nốt u tuyến trùng trên cây hoa trà
bệnh hại ở rễ làm cho bộ rễ biến nâu sẫm, có các nốt u nứt ra, rễ chính phình lên, không mọc rễ phụ, cây ngừng sinh trưởng. Phương pháp phòng trừ: trước khi trồng vào chậu cần tiến hành khử trùng đất; nếu phát hiện bệnh cần phải thay chậu. Phương pháp khử trùng là phơi đất 2-3 ngày, có thể dùng Nemagon 0,5% phun vào đất để diệt tuyến trùng.
Bệnh bồ hóng trên cây hoa trà
bệnh này thường gây hại lá và cành non, trên mặt lá phủ một lớp bột đen. Bệnh nặng ảnh hưởng đến quang hợp, có thể làm cho lá rụng. Phương pháp phòng trừ: cây trồng không nên quá dày, tiến hành tỉa cành thấu quang, thông thoáng gió; khi bị bệnh phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,30Be, 10-15 ngày phun 1 lần, phun 3 lần, cũng có thể dùng Topsin 0,2% để phun 3 lần cách nhau 7-10 ngày.
Bệnh khô vằn trên cây hoa trà
bệnh phát sinh trên lá, cuống hoa và cành non. Trên lá xuất hiện các đốm vàng và nâu rồi biến thành màu xám trắng, bệnh có thể làm cho lá rụng. Tháng 5-8 là mùa phát bệnh. Phương pháp phòng trừ: mùa đông cần chú ý cắt bỏ cành lá bị bệnh và đốt đi; xúc tiến sinh trưởng và tăng sức chống chịu bệnh. Có thể phun Daconil 0,2% hoặc nước Boocđô 1% hoặc Zineb 0,2% để phòng trừ
cây hoa trà bị rụng lá
cây trà my bị rụng lá cũng là do nguyên nhân của bệnh đốm than, khi các các chấm nhỏ màu đen. Bệnh có thể làm cho lá rụng. Phương pháp phòng trừ: chú ý sử dụng phân hữu cơ và P, K để tăng sức chống chịu bệnh, kịp thời cắt đốt lá bệnh; sau khi mọc chồi lá, phun thuốc Boocđô 1%, khi mới bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,2% hoặc phun Topsin 0,1%.
cây trà my ra hoa khi nào
cây trà my thương ra hoa vào đúng dịp tết đến xuân về , mỗi gia đình nên có những cây hoa trà my để trước nhà với sự tươi đẹp của những bông hoa trà sẽ mang đến cho ngôi nhà them sức sống mới.
cách chăm sóc cây hoa trà sau tết
sau tết là thời gian mà cây hoa trà cần chăm sóc lại để lấy lại sức sống mới, tiến hành cắt bỏ bớt hoa và những cành nhánh, tạo dáng và bôi keo liền sẹo hoặc bôi vôi vào vết cắt, nếu là chậu nhỏ thì nên chuyển xuống đất trồng để giúp cây phát triển tốt hơn.
Trong quá trình chuyển chậu, tuyệt đối không nên cắt rễ và không được làm vỡ bầu và cũng không nên nhổ cả cây để chuyển xuống đất trồng. hạn chế tối đa bầu đất vị bỡ và sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ rễ.
Mới trồng đặt cây nơi khô ráo, râm mát, nơi có ánh sáng tán xạ, tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt. Khi cây phát triển ổn định mới ra nắng được.
Bón phân cho cây trà thì dùng đa dạng, hạn chế bón phân hóa học làm chai đất.
Cần bón điều độ hàng tháng với lượng ít và hòa loãng. Tưới bón nhiều làm trà bị chết.
Trà my được nhân giống bằng cách chiết cành tơ : vào mùa xuân cắt các đoạn phía ngọn vị trí hướng sáng chiều dài khoảng 18-20 cm rồi giâm vào đất phơi ải như trên.
Trà my ưa ẩm, cần tưới nước thường xuyên nhưng tránh úng ngập. Nếu tưới nước máy thì ngâm nước 1-2 ngày để chất tẩy bốc hơi hết tránh làm cây bị ngộ độc và nhiệt độ nước gần nhiệt độ chậu cây.
– Tốt nhất thêm vào nước 0,2% sunfat sắt để tăng độ chua cho nước, tăng tốc độ sinh trưởng của cây.
– Bón phân vừa phải, không quá đặc, quá nhiều làm hỏng bộ rễ. Tuy nhiên vẫn cần bón lót khi sang chậu bằng phân hữu cơ.
– Cây ưa thoáng gió nhưng tránh gió lùa.
cây hoa trà có ý nghĩa gì
cây hoa trà mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, cây hoa đẹp mà vô cùn sâu sắc là biểu hiện của đức khiêm nhường của lòng trung thành , là niềm tự hào của mỗi chúng ta. Với mỗi màu sắc khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Màu hồng của hoa trà thể hiện òng ngưỡng mộ. Màu đỏ thể hiện sự khiêm nhường. Màu trắng thể hiện vẻ đẹp toàn diện, của sự tinh khiết, của sự hãnh diện trong tình yêu.
Hoa trà kép lại mang ý nghĩa là lòng biết ơn và sự may mắn. Tỏ tình với loại hoa này là thể hiện tình yêu chân thành và toàn vẹn mà chàng dành cho nàng.
Màu trắng thể hiện vẻ đẹp toàn diện, của sự tinh khiết, của sự hãnh diện trong tình yêu. Hoa trà kép lại mang ý nghĩa là lòng biết ơn và sự may mắn. Tỏ tình với loại hoa này là thể hiện tình yêu chân thành và toàn vẹn mà chàng dành cho nàng
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.