Hoa cúc bách nhật là thực vật hoang dã thường có thời gian nở hoa từ tháng 6 – 10. Hoa cúc bách nhật hình tròn nở ở đầu cành.cây có chiều cao từ 30-60cm,có rất nhiều cành mọc thẳng, nhiều cành, phân đốt, có lông, thân non màu xanh, thân già màu tía. Lá cây cúc bách nhật là lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, có lông, đầu lá nhọn; cuống lá ngắn, ôm sát thân. Gân chính của lá nổi rõ, màu trắng.
Đặc điểm hoa cúc bách nhật
Điều đặc biệt ở cúc bách nhật là khi hoa khô không hề phai sắc vì thế hoa cúc bách nhật được dùng làm hoa khổ để trang trí. Loại hoa này dễ trồng tuy nhiên để chúng nở đúng nùa và đẹp nhất bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
– Ngâm nước ấm từ 10-15 giờ, hạt nhỏ quá không cần ngâm mà gieo luôn, hạt đem rắc lên nền đất tưới ẩm sau 4 – 5 ngày là mọc. Tuy nhiên nên lưu ý không nên lấp đất dày, hạt sẽ bị trẩm.
Bách nhật, Bạch nhật, Cúc bách nhật, Hoa bi (danh pháp khoa học: Gomphrena globosa) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1] Chúng là một loài thân thảo nhiều năm, cao đến 40–60 cm. Thân phù ở mắt. Lá đơn mọc đối, phiến lá hình bầu dục hoặc tròn dài có đuôi lá thon. Cuống lá dài từ 0,5–1 cm. Hoa tự đầu tròn hoặc bầu dục. Tràng hoa màu trắng, đỏ hoặc hồng, tím hoa cà[2].
- Mẹo cắm hoa lay ơn tươi và lâu trong nhiều ngày
- Hoa hướng dương -ý nghĩa phong thủy-cuộc sống
– Khoảng một tháng sau, rễ sẽ ổn định, bạn nên chuyển cây sang trồng ở chậu. Đất trồng trong chậu gồm loại đất akadama hạt nhỏ và một nửa đất mùn, sau đó bón phân. Cây không chịu khô hạn vì thế nên tưới nước trước khi bề mặt đất trong chậu khô.
– Bạn nên đặt cây hoa cúc bách nhật tại nơi có đủ ánh nắng, mỗi tuần bón phân nước 1 lần. Và nên bón phân khi lá phát triển không tốt. Lưu ý nếu bón quá nhiều phân hoa sẽ nở không đẹp, vì thế chỉ bổ sung phân khi màu lá bất thường. Có thể phun thuốc trừ sâu để phòng bệnh nhện đỏ.
– Vào mùa nóng tốt nhất nên che phần rễ bằng đất mùn. Chú ý thoát nước, nếu không thân cây sẽ bị ẩm.
– Cúc bách nhật thường bị nhiễm các loại nấm hại gây nên như: Bệnh đốm lá, bệnh thối rễ… Bởi vậy bạn cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh để cho ruộng thông thoáng và phun phòng định kỳ hàng tuần hoặc các đợt xuất hiện lá mới.
Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu chính hại Cúc:
Rệp muội: Rệp chích hút dịch cây làm cho cây trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng, thui nụ hoặc hoa không nở. Sử dụng các loại thuốc hóa học sau: Actara 25 EC, Karate 2,5 EC 0,5-0,1%, Bassa 0,1-0,15%.
Sâu xanh: Sâu non ăn lá, ăn hoa, đục nụ làm méo, vẹo bông hoa. Dùng các biện pháp thủ công như: Bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non bằng tay. Sử dụng các thuốc hóa học sau để trừ sâu: Sherpa 25 EC, Lannate 35 EC, Pegasus 500SC.
Sâu khoang: Ăn biểu bì của lá và đục rỗng bông hoa làm cho lá chỉ còn gân màu trắng. Sử dụng bẫy bả chua ngọt, diệt sâu, ngắt ổ trứng… lựa chọn một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Padan 95P nồng độ 0,1%, Sumicidin 0,1-0,15%…
* Bệnh hại hoa Cúc:
Bệnh truyền nhiễm do nấm gây hại: Hầu hết các bệnh trên cây Cúc là do nấm hại gây nên như: Bệnh đốm lá, bệnh thối rễ… Cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh để cho ruộng thông thoáng và phun phòng định kỳ hàng tuần hoặc các đợt xuất hiện lá mới bằng Score, Rhydomil, Champion.
Ngoài ra do tác động của chăm sóc không đúng kỹ thuật và việc thiếu hoặc úng nước gây ra các bệnh không truyền nhiễm như cây chết héo, sốc phân.
– Ngoài ra do tác động của chăm sóc không đúng kỹ thuật và việc thiếu hoặc úng nước gây ra các bệnh không truyền nhiễm như cây chết héo, sốc phân…
– Cúc bách nhật với hoa màu tím lãng mạn thường là sắc hoa lựa chọn cho trồng sân vườn nhà phố. Cây thu hút đặc biệt các loại chim muông, bướm hoặc ong do đó sở hữu 1 luống sẽ giúp khu vườn của bạn trở nên đẹp và lung linh hơn.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.