Các bệnh thường gặp trên cây hoa hồng vào mùa mưa hiện nay đó là vấn đề không chỉ riêng trên cây hoa mà còn là vấn đề của rất nhiều nhà vườn, những người chăm sóc hoa hồng. bệnh thường phát triển rất mạnh vào mùa mưa, vào mùa mưa cây phát triển nhanh chóng, bệnh cũng phát triển theo.
Sau đây là một số dấu hiệu gây bệnh cho cây hoa hồng và cũng như là cách nhận biết và xử lý những mầm bệnh đó một cách nhanh chóng giúp cho cây hoa hồng phát triển khỏe mạnh hơn.
Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng vào mùa mưa
Dấu hiệu nhận biêt
Khi thời tiết mưa nhiều và độ ẩm trong không khí tăng cao thì sẽ dẩn tới bệnh đốm đen phát triển, bệnh đốm đen là do loiaj nấm có tên Dipclocarpon rosae gây ra, ban đầu chỉ là những vết đốm đen nhỏ và rất nhỏ, dần dần chúng sẽ lan ra khắp mặt sau của lá, với đường kinh chỉ khoảng 1cm, nếu phát triển trong khoảng 1 tuần thì tốc độ của chúng lan rất nhanh cả khu vườn, những chiếc lá khi bị chúng lan hết thì sẽ có dấu hiệu vàng đi, nặng hơn nữa là toàn bộ chiếc lá sẽ bị rụng và làm giảm độ quang hợp của cây.
Nếu không phải là lá già mà là những chiếc lá xanh, cây sẽ quang hợp kém đi và thay vào đó là những chiếc lá sẽ rụng đi và làm ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cây hoa hồng.
Loại nấm này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột và độ ẩm trên 80%, vì thế mà những ngày trời mưa kéo dài, sương mù nhiều thì bạn nên chú ý tới cây hoa hồng, sau khi hết mưa, thấy trời nắng thì bạn nên tiến hành phun thuốc phòng nấm nhé, để đảm bảo cho cây phát triển khỏe mạnh.
Cách phòng bệnh và trị bênh đốm đen
Ngay khi thời tiết hết mưa bạn nên tiến hành phun các loại thuốc để giúp cho cây có lực phòng bệnh, và ngoài ra bạn nên làm cho khu vườn của bạn thông thoáng, dọn sạch cỏ dại và tạo sự thông thoáng cho khu vườn, không để cho những cây cây hoa hồng ngập nước khi mưa nhiều, khi đó cây sẽ chậm phát triển hơn.
Thường xuyên thu dọn cỏ sạch trong vườn và làm cho xung quanh khu vườn trở nên thông thoáng hơn.
Khi những cây hoặc cả khu vườn hồng của chúng ta bị nhiễm bệnh thì ta không nên tưới nước và ngưng bón phân nhé .
Ta xử lý bằng cách sử dụng thuốc gốc đồng COC85 chuyên đặc trị các loại nấm đốm đen trên cây hoa hồng, đồng thời kết hợp với phân bón lá vitamin B1 giúp cho cây hồi phục nhanh và tăng cường sức đề kháng cho cây, giúp cây khỏe mạnh nhanh hơn.
Bệnh mốc xám trên cây hoa hồng vào mùa mưa
Dấu hiệu nhận biết bệnh mốc xám
Có thể thấy rõ là bệnh mốc xám sẽ alfm cho những bông hoa bị mốc và thối, nếu nặng thì làm cho cả nhánh hoa bị héo nhanh chóng.
Ban đầu ta sẽ thấy chúng là những chấm nhỏ màu hồng hoặc đỏ nhìn xa thì sẽ rất giống với các giọt nước đọng lại ở trên bông, nếu không chú ý kỹ thi thật khó mà nhận ra được, khi những đốm nấm này phát triển mạnh khi cây còn nụ thì gần như những nụ hoa không thể nở được.
Bệnh mốc xám là do loại nấm có tên Botrytis blight gây ra khi thời tiết mưa nhiều và độ ẩm trong không khí tăng cao
Cách phòng và trị bệnh mốc xám trên cây hoa hồng
Để giúp vườn hồng của bạn ít bị sâu bệnh hay các loại nấm tấn công bạn nên thường xuyên dọn sạch coe dại, tạo độ thông thoáng cho khu vườn, làm sạch và cho những cây hoa hồng cao lên, tránh bị ngập úng.
Cắt tỉa bớt những cành gầm, cành kém hiệu quả, ta có thể sử dụng các loại thuốc phun phòng khi thấy dấu hiệu của thời tiết mưa kéo dài liên tục bằng cách sử dụng nấm Trichoderma pha loãng và tưới vào gốc cây hoặc phun xịt xung quanh
Bệnh sương mai trên cây hoa hồng
Dấu hiệu nhận biết bệnh sương mai trên cây hoa hồng
Bệnh sương mai là loại bệnh rất phổ biến trên cây hoa hồng, với các dấu hiệu màu đỏ tía đến nâu sãm, hình dạng bất định, nhìn như vết bỏng sẽ luôn là một sự khác biệt hoàn toàn đối với những cây hoa hồng. ban đầu ta có thể thấy rõ rang rằng đây là bệnh có tốc độ phát triển nhanh, làm rụng lá hàng loạt và làm cho cây còi cọc, làm giảm khả năng sinh trưởng của cây.
Bệnh sương mai là do nấm Peronospora sparsa gây ra khi thời tiết mưa kéo dài làm cho mầm bệnh phát triển.
Cách phòng ngừa và trị bệnh sương mai
Bệnh sương mai sẽ hết nhanh chóng khi thời tiết có nắng trở lại, khi những khu vườn bị nhiễm bệnh sương mai, khi thấy thời tiết có dấu hiệu nắng nóng trở lại ta nên tiến hành cắt tỉa những bờ rào xung quanh, để cho khu vườn đón được nhiều nắng nhất, khi đó bệnh sẽ tự động hết .
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc như Antracol để đặc tri và tiêu diệt nấm một cách hiệu quả hơn và giúp cho cây hoa hồng cho ra nhiều hoa hơn.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.