Để có được những cây nho trong khu vườn xinh đẹp, bà con cần phải hiểu rõ về các giống cây nho cho ra nhiều quả, ít sâu bệnh và dễ dàng chăm sóc. Hầu hết ai cũng đều biết rằng cây nho luôn là nguồn cung cấp thực phẩm rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là nguồn vitamin phong phú. Dù biết nguồn dinh dưỡng khổng lồ từ nho, nhưng nhiều gia đình vẫn không cho con ăn, bởi nho bị phun rất nhiều thuốc sâu, vậy sao chúng ta không tự trồng nho ngay tại nhà, vừa đảm bảo an toàn lại cung cấp nhiều dưỡng chất nuôi cơ thể?
Xem thêm bài viết:
Đặc điểm cây nho trên sân thượng
Nếu gia đình bạn có khoảng sân thượng rộng rãi hoặc một góc đất trống trong khu vườn, bà con hoàn toàn có thể trồng được một giàn nho cho trái trĩu cành. Trồng cây nhỏ thực sự không quá khó khăn như chúng ta thường nghĩ. Sau đây muabancaytrong.com sẽ chia sẻ những cách trồng cây nho đơn giản mà ai cũng có thể trồng trong khu vườn nhà mình được.
Việc đầu tiên khi trồng cây nho đó là bà con lựa chọn giống cho năng suất cao và ít sâu bệnh. Hiện nay có rất nhiều các loại nho khác nhau và thường chủ yếu là các giống nho như sau: Giống nho đỏ (Tên khoa học: Nho Cardinal) loại này có bán tại các chợ cây đầu mối như: Chợ Bưởi (Tây Hồ), chợ phiên Hà Đông,… nho ngón tay, nho chuỗi ngọc, nho rừng,… Ngoài ra còn có nho Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal,… dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng chế biến rượu nữa nhé!
Sau khi bà con đã chọn được các giống nho thích hơp thì lúc này bà con chọn thời điểm để trồng và thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng tháng 11, 12, tháng 1 dương lịch. Sau khi mùa mưa kết thúc là tốt nhất.
ĐẤT TRỒNG NHO PHÙ HỢP
Đối với cây nho bà con có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau và trong đó có đất pha cát và đất thịt là 2 loại đất thích hợp nhất với độ PH=5-7,5 là thích hợp nhất để cho cây phát triển. Khi trồng bà con nên lưu ý đặt đất ở nơi có vị trí ao không bị ngập úng, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt. Đất phải tơi xốp và được bón phân hữu cơ để cây có thể cung cấp dinh dưỡng một cách tốt nhất.
MẬT ĐỘ TRỒNG CÂY NHO trên sân thượng
Cây nho là loại cây thân leo và có bộ rễ chùm, khi trồng bà con nên trồng theo khoảng cách nhất định để cho cây có khoảng không gian phát triển, đào hố 50x50x50cm cho 1 gốc nho.
LÀM GIÀN CHO CÂY NHO PHÁT TRIỂN
Để có được những cây nho xanh tươi tốt và phát triển tốt cũng như leo khắp khu vườn của gia đình thì bà con nên làm giàn cho cây nho leo và phát triển. Thông thường trồng nho trên sân thượng thì chiều cao giàn là 1,8m hoặc 2m. Lựa chọn cành phát triển tốt nhất để đưa lên giàn còn những cành còn lại thì cắt bỏ hết. Khi cành chính đã phát triển qua giàn 20-30cm thì cắt bỏ luôn ngọn chính, chỉ để lại các cành cấp 1. Một cây nho chỉ để lại từ 2-4 cành cấp 1. Khi các cành cấp 1 dài thêm được 0,8-1m thì tiến hành cắt ngọn để cho ra cành cấp 2 – cành quả, mỗi cành cấp 1 để từ 10-20 cành cấp 2.
Sau 10-12 tháng khi các cành cấp 2 đã già, hóa gỗ nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành cắt ở vị trí mắt thứ 6-8 sau đó nhặt hết lá để chuẩn bị cho cây ra trái. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm.
Khi cây bắt đầu ra hoa và chuẩn bị ra hoa thì bà con nên để ý xem cây có sâu bệnh hại tấn công, nếu có thì nên có những biện pháp phòng trừ tốt nhất cho cây.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY NHO
Khi phát hiện thấy cây có các hiện tượng bị sâu bệnh hại tấn công,bà con nên chuẩn bị những loại thuốc sau đây để tiến hành phun cho cây nho:
+ 3 lọ 10cc: Dùng để phòng trừ hầu hết các bệnh về nấm gây hại cho nho (thuốc có tính nội hấp-lưu dẫn bên trong lá, thân cây non) như : Thán thư, mốc sương, phấn trắng, rỉ sắt.
Cách dùng: Dùng 10 giọt của mỗi lọ pha vào 1 lít nước (tổng cộng 30 giọt từ 3 lọ thuốc) để phun toàn bộ lá, thân, gốc cây. Có thể pha hỗn hợp 3 loại thuốc phòng – trị bệnh nấm nho trên đây cùng với 1 nắp (5cc) phân nước humate để phun cây.
+ Lọ phân nước humate dùng để phun cho lá, thân hoặc tưới gốc nuôi dưỡng cây. Tỷ lệ: 1 nắp chai (5cc) pha với 1 lít nước để dùng tưới gốc hoặc phun lá cây.
+ Lọ phân bột siêu dưỡng rễ, tạo nhựa nuôi mắt ghép: Dùng phun lá hoặc tưới gốc dưỡng cây. Tỷ lệ: 1 nắp chai (5cc) pha với 3 – 5 lít nước để tưới gốc.
Dùng thuốc để phòng nấm bệnh cây nho: Phun đều đặn mỗi tuần/lần.
Lưu ý: bà con nên tiến hành phun thuốc cho cây trước khi thu hoạch 3-2 tháng.
Để có được những cây nho cho ra nhiều quả, bà con cũng có thể tự nhân giống cây tự tay trồng được.
CÁCH NHÂN GIỐNG CÂY NHO
Chiết cành là cách nhân giống nho nhanh và “chắc ăn” nhưng thông thường hệ số nhân giống thấp. Chọn các cành bánh tẻ (da đã chuyển hẳn sang nâu) có đường kính khoảng bằng chiếc đũa ăn, dùng dao chiết cành, khoanh và lột sạch các đoạn vỏ 3cm. Sau 1 – 1,5 tháng rễ từ vết cắt phía trên ra đầy bầu có thể cắt khỏi thân cây, cắt bớt phần đầu cành, đưa vào trong bầu đất giâm sau 2 – 3 tháng thì mang đi trồng.
Sau 12 – 15 ngày mở bọc nylon lấy các đoạn cành giâm (lúc đó các đoạn cành mới “sưng” chuẩn bị ra rễ), đưa vào trong bầu giâm (1 đất hay cát + 1 tro hoai, 1 trấu mục trộn và tưới ẩm), lèn cho chặt, giữ ẩm. Sau 1,5 tháng dây nho dài 30 – 35 cm là có thể mang đi trồng. Nho là một trong những cây ăn quả rất dễ trồng trong khu vườn nhà bà con.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.