Đau bụng dưới bên trái là triệu chứng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải một vài lần trong đời. Trong một số trường hợp, đau bụng dưới bên trái không phải là vấn đề gì trầm trọng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị đau bụng dưới bên trái lại là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Vậy, đau bụng dưới bên trái bị bệnh gì?
Xem thêm bài viết:
Đau bụng dưới bên trái bị bệnh gì?
Bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu. Góc phần tư bụng dưới bên trái bao gồm các cơ quan nội tạng khác nhau, các mô khác nhau, cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Ngoài ra, phần cuối của ruột già, bao gồm cả đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Ở nữ giới, vùng bụng dưới bên trái cũng chứa cả buồng trứng.
Đau bụng dưới bên trái bị bệnh gì? Do là khu vực chứa nhiều cơ quan nội tạng khác nhau nên đau bụng dưới bên trái có do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và nó liên quan đến những bệnh lý khác nhau. Cụ thể:
-Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh thường bị đau bụng dưới bên trái âm ỉ hoặc dữ dội. Đi kèm với triệu chứng đau bụng dưới bên trái là các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, đại tiện phân nhầy hoặc ra máu, người nóng sốt…
-Viêm bàng quang: Căn bệnh này khiến người bệnh bị đau quặn ở vùng bụng dưới bên trái kèm theo các triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều, nước tiểu màu vàng đục, đôi khi có máu, đau bụng dưới hông bên trái và đau khi quan hệ tình dục.
-Viêm đường tiết niệu: Ngoài hiện tượng đau âm ỉ, kéo dài ở vùng bụng dưới bên trái, người bệnh còn cảm thấy nóng rát ở niệu đạo, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục và có mùi hôi rất khó chịu.
– Viêm đại tràng: Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới bên trái kèm với đó là cảm giác muốn đi đại tiện, sốt nhẹ, thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể gầy sút cân nhanh chóng…
-Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt là cơ quan quan trọng ở nam giới, có vai trò sản xuất ra tinh trùng. Khi tuyến tiền liệt bị viêm, nam giới sẽ bị đau bụn dưới bên trái.
-Trường hợp các cơ quan bên trọng bụng dưới bên trái bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ gặp những cơn đau rất khó chịu, cơn đau buốt và lan tới cả vùng giữa bụng, vùng phía dưới rốn. Người bệnh đi tiểu có cảm giác đau buốt, đái dắt, thậm chí đi tiểu ra máu.
-Đau bụng dưới bên trái có nguyên nhân xuất phát từ buồng trứng như trứng rụng nhưng bị xoắn lại với nhau thì người bệnh có thường bị đau quặn.
-Do bệnh phụ khoa: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu…
-Do mang thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài dạ con.
Đau bụng dưới phía bên trái liên quan đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Do đó, khi xuất hiện những cơn đau bụng nhất là đau bụng vùng bên trái dưới rốn hoặc xung quanh vùng rốn thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Để biết chính xác nguyên nhân do đâu, người bệnh cần đi khám và thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận và đường tiểu…
Làm gì khi bị đau bụng dưới bên trái?
–Khi bị đau bụng dưới bên trái không nên chủ quan mà cần bình tĩnh theo dõi tình hình, nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
-Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên dừng mọi công việc đang làm để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, báo cho người thân biết và nên ăn đồ ăn nhẹ.
– Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Tránh ăn những thức ăn chua – cay – nóng, không uống bia rượu, nước ngọt có gas và những đồ uống có cồn khác.
-Không nên mặc quần áo quá chật bụng vì sẽ làm bạn khó chịu và cơn đau bụng gia tăng.
-Nếu cơn đau không thuyên giảm và kèm theo những triệu chứng bất thường cần nhập viện càng sớm càng tốt.
-Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lí có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới bên trái.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.