Đối với người Việt ta, mâm quả đám cưới là hình ảnh không thể thiếu được trong các ngày hỷ sự. Bất kể vùng miền nào đi nữa, trong ngày này, những tráp lễ vật sẽ được nhà trai chuẩn bị đầy đủ, để làm sính lễ sang rước dâu, thể hiện một nét đẹp trong văn hóa người Việt và mâm quả đám cưới chính là những lễ vật không thể thiếu. Tuy nhiên mâm tráp cưới gồm những gì? thì không phải ai cũng nắm hết được. Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Tráp đám cưới gồm những gì?
Tráp đám cưới được xem là nét đẹp truyền thống trong nghi lễ phong tục cưới hỏi của người Việt Nam từ xa xưa và lưu giữ đến ngày nay. Lễ cưới sẽ không được tiến hành nếu thiếu đi mâm quả cưới trong ngày trọng đại này.
Tráp đám cưới được nhà trai chuẩn bị và trao, nhận diễn ra trước bàn thờ tổ tiển của nhà gái. Vì lẽ đó, mâm quả trước hết được xem là sự thể hiện tình cảm của nhà trai lần đầu dành cho nhà gái. Cùng với đó, đây cũng chính là minh chứng cho hôn nhân của đôi bạn. Mâm ngũ quả đánh dấu cho tình cảm đôi lứa vào cái ngày cưới của cuộc sống hôn nhân về chung một nhà. Thế nên, mâm quả bao giờ cũng mang theo sự thiêng liêng thể hiện sự coi trọng và trách nhiệm của hai bên đối với cuộc hôn nhân này.
Số lượng tráp đám cưới tùy thuộc vào từng vùng miền, điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, bất kể ở miền nào thì tiền đen cũng là một trong những lễ vật không thể thiếu. Dưới đây là những thông tin cụ thể về tiền đen và mâm tráp đám cưới ở từng miền, bạn nên biết:
Tiền đen
Phong bì tiền (hay còn gọi là lễ đen) được để vào một tráp riêng hoặc để chung vào với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang nhà gái. Số tiền trong tráp lễ đen tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Mặt khác, lễ đen cũng được coi như món quà của nhà trai dành cho nhà gái để tỏ lòng cảm ơn gia đình đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mới.
Cách sắp lễ ăn hỏi 7 tráp miền Bắc
Số lượng lễ vật tùy thuộc vào từng vùng miền, gia đình. Ở miền Bắc, số tráp ăn hỏi phải là số lẻ 3, 5, 7, 9… và hầu hết gia đình chọn 5, 7 tráp vì tiện lợi lại có đầy đủ các lễ vật cần thiết và cách sắp xếp 7 tráp ở miền Bắc được thể hiện cụ thể như sau:
Tráp trầu cau
Đặt buồng cau vào giỏ sau đó trang trí thêm lá trầu không hoặc lá vạn tuế sao cho tròn và xòe đều đặn nhất. Số lá nhất định phải là số chẵn. Mỗi một trái cau tương ứng với 2 lá trầu, sau đó sử dụng giấy dán chữ hỉ để dán lên từng trái cau.
Tráp rượu và thuốc lá
Đối với tráp rượu và thuốc, bạn nên đặt các chai rượu thẳng đứng hoặc hơi nghiêng miễn sao thành hình dáng đẹp. Sau đó thêm hoa tươi, nơ hay dán thêm chữ hỷ tạo điểm nhấn cho toàn bộ tráp rượu và thuốc.
Tráp hoa quả đẹp
Tráp hoa quả thường được sắp thành 2 mâm rồng – phượng hoặc đơn giản hơn là đặt sao cho mâm quả tròn trịa nhất. Bạn nên đặt các loại quả có vỏ cứng bên dưới; hoa quả mềm, dễ dập nên được đặt bên trên.
Tráp bánh cốm
Bên cạnh các loại bánh cưới hiện đại và đắt tiền ngày nay thì bánh cốm và bánh phu thê vẫn là loại bánh không thể thiếu trong ngày đám hỏi. Bánh được gói trong giấy bóng kính, đặt trong hộp vuông và kết thành tráp, chú ý xếp xung quanh viền đến khi cao thì thôi.
Tráp bánh phu thê
Tráp bánh phu thê được trang hoàng theo hình tháp tròn, điểm xuyết nơ đỏ và chữ hỷ. Song song đó, các sính lễ còn lại được đặt trong mâm sơn son thếp vàng, cách trang trí sẽ tùy thuộc vào gu thẩm mỹ mỗi nhà.
Tráp chè
Giống như tráp bánh phu thê khi sắp xếp tráp chè, bạn nên xếp theo hình tháp tròn, điểm xuyến vài chiếc nơ đỏ và chữ hỉ ra bên ngoài. Song song đó, có thể kèm theo các họa tiết trang trí, tô điểm cho tráp chè đẹp hơn.
Tráp mứt sen
Tráp mứt sen cũng được trang hoàng tương tự như tráp bánh. Các gói mứt thường được xếp theo hình tháp tròn, kết hoa và nơ đỏ, gắn chữ hỷ để cầu sự may mắn cho đám cưới.
Lễ vật đám hỏi miền Nam
Khác biệt với người miền Trung và miền Bắc, người miền Nam không quá câu nệ về các lễ nghi như người miền Trung hay yêu cầu các vật phẩm lớn và cầu kỳ như người miền Bắc. Đám hỏi theo thủ tục cưới hỏi miền Nam đơn giản cả trong lễ nghi và các vật phẩm. Lễ vật đám hỏi người miền Nam gồm có 6 tráp dưới đây:
Trầu cau
Từ xưa đến tận ngày nay, dù đám cưới theo phong tục của vùng miền nào thì cũng không thể thiếu tráp trầu cau trong mâm quả ngày lễ ăn hỏi. Bởi “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trầu cau xanh hòa quyện cùng vôi trắng sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự son sắt bền chặt của cuộc sống gia đình sau này. Số cau là số lẻ, 105 quả, cứ mỗi quả cau lại cần 2 lá trầu, vị chi 210 lá. Con số lẻ 105 mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.
Bánh phu thê
Bánh phu thê là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi ở miền Nam hiện nay. Ở miền Nam ông bà còn gọi là cặp bánh âm dương, là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời. Âm dương đồng thuận thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng. Bánh phu thê ở miền Nam có sự khác biệt nhỏ với miền Bắc, bánh được nắn sao cho vuông vức rồi gói lại bằng lá dứa.
Gà hoặc lợn quay
Nếu người miền Bắc và miền Trung không quy định lễ vật phải có gà hoặc lợn quay thì trong thủ tục cưới hỏi miền Nam đây là một trong những lễ vật hết sức quan trọng.
Người miền Nam với quan niệm mâm cỗ phải phong phú, có mặn có ngọt vậy nên lợn quay hay gà quay luôn là lựa chọn không thể thiếu mang biểu tượng của sự sung túc, giàu có, thịnh vượng, nhiều của ăn của để. Điều này còn thể hiện việc có thể bảo bọc cho cuộc sống sau này cho cô gái từ nhà trai.
Xôi gấc hoặc xôi gà
Xôi gấc hoặc xôi gà là món ăn truyền thống của người Việt, món xôi thể hiện sự ấm no đủ đầy, màu đỏ là lời chúc cho đôi lứa luôn sắt son bền chặt. Tùy theo lựa chọn của hai gia đình mà mâm xôi gấc có thể có thêm gà luộc hoặc chỉ có xôi và sẽ có thêm tráp heo quay riêng.
Rượu, thuốc, chè
Tráp rượu, thuốc, chè ăn hỏi là một trong các tráp quan trọng, không thể thiếu trong lễ ăn hỏi ở bất kỳ vùng miền nào. Bởi chè và rượu mang ý nghĩa tượng trưng cho lời xin phép của con cháu, mong ông bà tổ tiên sẽ về chứng giám cho đôi tình nhân để đám cưới được diễn ra vui vẻ và hạnh phúc. Bên cạnh đó, chất cay nồng của rượu và vị thơm đắng của trà góp thêm hương vị cho cuộc sống them sắc màu, tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân viên mãn.
Hoa quả
Hoa quả cũng là 1 trong 6 mâm quả đám hỏi phổ biến. Ở miền Nam, mâm hoa quả thường có táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài,… Mâm lễ tượng trưng cho mong muốn cuộc sống hôn nhân ngọt ngào, “cầu đủ xài”. Bạn nên tránh lựa chọn những loại quả với cái tên không may mắn như chuối, cam, lê, bom, lựu,… và những loại trái có vị đắng, chát.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn không chỉ biết tráp đám cưới gồm những gì mà còn biết cách sắp xếp chúng làm sao hợp lý nhất giữa các vùng miền. Tuy nhiên, trước ngày ăn hỏi nhà trai và nhà gái nên bàn bạc kỹ lượng các loại lễ vật trong 6 mâm quả đám hỏi, để lễ dạm hỏi diễn ra hoàn hảo nhất nhé! Tráp đám cưới gồm những gì
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.