Hoa hồng cổ bạch vân khôi là giống hoa hồng quý hiếm có giá trị nhất hiện nay , hoa hồng cổ vân khôi có mùi hương thơm mê hoặc long người với màu phấn hồng tinh tế cánh hoa xếp tựa như hồng David Austin.
Đặc điểm hoa hồng bạch vân khôi
Hoa hồng cổ bạch vân khôi thường được gọi với nhiều tên khác nhau như : hồng Vân Khôi, Hồng Cung Phủ, Hồng Tiến Vua, Hồng Văn Khôi, là giống hoa hồng bụi, cánh kép , màu phấn hồng, bông chùm, hương thơm dễ chịu, hoa quanh năm và có độ lặp tốt.
Hoa hồng cổ vân khôi hiện nay được phân bổ rải rác ở khắp các miền trong cả nước . hoa hồng vân khôi còn có thêm tên gọi khác là hoa hồng cung phủ vì sao lại có tên gọi như vậy
- Kỹ thuật trồng cây hoa hồng bụi Thạch lam ấn tượng, vẻ đẹp quyễn rũ
- Hướng dẫn cách trồng cây hoa hồng tỉ muội tại nhà
Theo lời chia sẻ của một số gia đình sở hữu Hồng Cung Phủ từ nhiều đời, đây là một giống hồng quý được người Pháp mang sang khi xâm lược Việt Nam (quen gọi là Hồng Pháp Cổ). Cái tên “Hồng Bạch Vân Khôi” hay “Hồng cung phủ” là được cha ông truyền lại, “Vân” ở đây là “Mây”, “Khôi” trong “Tinh khôi” ý chỉ một giống hồng đẹp và quý “Mềm mại và tinh khôi tựa như mây trên bầu trời”; và cũng bởi trước kia giống hồng quý này chỉ được trồng trong các gia đình quan lại, quý tộc xưa, cánh hoa Vân Khôi còn được dùng để rửa mặt, hãm trà, … nên mới có tên Hồng Cung Phủ.
Tên tiếng Anh: Souvenir de la malmaison Rose – Shrub
– Được lai tạo bởi: Jean Beluze ở Pháp năm 1843. Hiện được xếp vào nhóm hồng cổ thế giới.
– Đặc tính: Thân bụi (shrub)
– Màu sắc: Phấn hồng
– Số lượng cánh: +70 cánh
– Kích thước trung bình cây trưởng thành: Cao 65-185cm, đường kính tán 90-185m (ở Việt Nam xuất hiện nhiều cây có kích thước lớn hơn)
– Khả năng kháng bệnh: Tương đối tốt.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA HỒNG VÂN KHÔI
Để chuẩn bị trồng cây đất khô dáo, có độ thoát nước tốt. Đất có dinh dưỡng cao, độ chua thấp với PH: 6-5,5. Thời điểm mới trồng cây lên chậu cần tỉa lá của cây để tránh cây bị mất đi lượng lớn nước qua lá, do trong thời gian đầu bộ dễ chưa phát triển khiến cây không hút được nước vì vậy cần tránh sự thoát hơi nước của cây.
Sau khi trồng được từ 2-3 tháng tiến hành bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh cho cây. Một số loại thức bón cho hoa hồng như đậu tương ngâm, mùn ủ…
Bón phân hóa học cho cây sau từ 4-6 tháng, sau khi quan sát cây đã bắt đầu lên cứng những đợt lộc.
Phòng trừ sâu bệnh hại bằng thuốc hóa học: Các loại rầy, rệp dùng thuốc Aciara 25EC; Sutin 5EC. Nhện đỏ dùng Sokupi 0,36AS; Ortus 5EC; Pegasus 500EC. Bệnh thán thư, bệnh sương mai, lở cổ rễ hại thân, cành lá, hoa dùng thuốc Alpine 80WP + Cavil 50WP hoặc Ridomin 72% + Carbenzim 50WP.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.