Hạt giống cà tím quả tròn là giống cà tím có năng xuất cao, dễ chăm sóc , ít sâu bệnh. Không kén đất , có thể trồng trong thùng xốp cây vẩn phát triển tốt.là hạt giống chất lượng tốt nhất, thích hợp cho bà con trồng trong sân thượng hay ban công nhiều ánh nắng.
Đặc điểm cây cà tím quả tròn
Cà tím hay cà dái dê (danh pháp hai phần: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rautrong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Nó là cây một năm, cao tới 40 – 150 cm (16 – 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10–20 cm và rộng 5–10 cm.
Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoanăm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm. Các giống hoang dại có thể lớn hơn, cao tới 225 cm (84 inch) và lá to (dài tới trên 30 cm và rộng trên 15 cm). Tên gọi cà tím không phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng có màu tím hay quả cà tím có màu đôi khi không phải tím. Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê cũng không phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê) không phải ôvan thuôn dài như dái dê mà lại tròn, có đường kính từ 5 cm đến 8 cm..
Sau đây là cách trồng và chăm sóc cây cà tím quả tròn
Gieo hạt giống quả cà tím
Trồng cà tím có thể gieo hạt giống trực tiếp lên đất trồng hoặc gieo trên liếp ươm rồi sau đó mới nhổ cây đi trồng. Tuy nhiên tốt nhất thì chúng ta nên gieo qua liếp ươm rồi sau đó mới chuyển cây non ra trồng trên ruộng hoặc trong thùng xốp thì sẽ hiệu quả hơn.
Đầu tiên phải chuẩn bị đất gieo hạt giống cà tím, đất gieo cần phải được xới cho tơi xốp, trộn đất với vôi bột, phân hữu cơ, xơ dừa hoặc tro trấu để phơi đất khoảng 1 tuần để diệt mầm bệnh có trong đất.
Trước khi gieo hạt giống thì cần tưới nước cho ẩm đất, san phẳng mặt đất rồi tiến hành gieo hạt cà tím vào các lỗ nhỏ từ 2 – 3 hạt một lỗ rồi lấp đất mỏng lên. Rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm mỗi ngày.
Làm đất trồng cây con
Đất trước khi trồng cây cà tím cần phải làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại, bón vôi bột và phơi nắng 1 tuần để diệt trừ mầm bệnh có trong đất trồng sau đó làm đất tơi xốp, bón lót các loại phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu để bổ sung dưỡng chất cần thiết rồi cho vào thùng xốp hoặc chậu để trồng cây.
Nếu trồng trên ruộng thì cần phải lên luống cao từ 20 – 25cm, mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau 80cm. Bón lót toàn bộ phân chuồng ủ hoại, phân lân, đạm và kali vào rãnh rồi lấp đất phủ, sau đó tiến hành trồng cây con.
Trồng cây cà tím quả tròn con
Sau khi gieo hạt cà tím mọc cây con có 2 – 3 lá thật thì mang trồng sang chậu, thùng xốp hoặc trồng trực tiếp ngoài ruộng.
Trước khi tiến hành nhổ cây con ra trồng ra ruộng thì cần tưới phân DAP pha loãng và phun một lượt thuốc phòng trừ sâu bệnh. Nên nhổ cây vào buổi chiều mát để trồng.
Tạo hố rồi đặt bầu cây con xuống đất, vun cho chặt gốc để tránh bầu cây quá cạn khiến cây dễ bị đổ ngã. Trồng mỗi cây cách nhau khoảng 60cm, vào mùa mưa nên trồng thưa hơn mùa nắng.
Chăm sóc cây cà tím
Cà tím trồng trên ruộng cho năng suất rất cao
Sau khi trồng 2 – 3 ngày cần kiểm tra trồng dặm lại những cây còi cọc hoặc bị chết héo để bảo đảm mật độ cây trồng.
Cây cà tím dễ sinh trưởng tốt, cà tím ưa nước nên thời gian đầu sau khi trồng cây con cần phải tưới nước hàng ngày. Đặc biệt trong thời kỳ cà tím ra hoa và đậu quả cần phải chú ý tưới nước đủ ẩm cho cây, không được để mặt đất khô thiếu nước hoặc nếu tưới quá nhiều nước gây ngập úng cũng sẽ hại cây.
Trồng cà tím cần bón chủ yếu phân NPK (20-20-15), Urê và Kali pha loãng với nước tưới gần gốc cây. Sau 10 – 1 5 ngày trồng cây con cần tiến hành bón thúc lần 1, sau đó cứ cách 10 – 15 ngày bón thúc 1 lần với lượng phân như trên cho đến trước khi thu hoạch cách 10 ngày.
Mỗi đợt bón phân cần kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cây để giúp cây phát triển tốt, giai đoạn cây cà tím cao khoảng 20cm thì cần cắm cọc, làm giàn cho cây tựa vào tránh đổ ngã. Khi cây cà tím ra nhiều lá và cành rậm rạp thì nên tỉa bớt cành nhánh để giàn được thông thoáng và thuận lợi cho cây dễ tập trung ra hoa đậu quả hơn.