vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com

Có bao nhiêu lễ trong đám cưới?

Từ lâu, đám cưới được xem là sự kiện trọng đại của đời người nên thủ tục cưới hỏi được xem xét một cách kỹ lưỡng và việc chuẩn bị, tiến hành cũng có những quy định nghiêm ngặt và mang tính truyền thống đã được duy trì từ lâu đời nay. Vậy có bao nhiêu lễ trong đám cưới? Hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây, để tìm hiểu các lễ trong đám cưới hiện nay nhé.

Theo thời gian, sự tiến bộ của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của các thủ tục cưới hỏi. Tuy vậy, dù thay đổi ở mức nào thì ở miền Bắc, Trung, Nam vẫn giữ 3 lễ cơ bản sau: dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ đón dâu…Dưới đây là các nghi thức trong lễ cưới truyền thống ở 3 miền, bạn cần phải biết:

có bao nhiêu lễ trong ngày ăn hỏi
có bao nhiêu lễ trong ngày ăn hỏi
vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com

Nghi thức trong lễ cưới truyền thống miền Bắc

Đám cưới được xem là việc trọng đại của đời người nên thủ tục cưới hỏi theo phong tục Bắc hay Nam cũng được xem xét kỹ càng. Dưới đây là các nghi thức trong lễ cưới truyền thống miền Bắc, bạn nên biết:

Lễ dạm ngõ

Đây là một phần quan trọng trong nghi lễ cưới cưới truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Ngày nay, lễ dạm ngõ hay còn được biết đến với tên gọi lễ giáp lời, không còn được tổ chức theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình.

Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn. Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền:

–  Thành phần tham gia

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com

+ Nhà trai: Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có.)Có thể có Ông bà nội, ngoại hoặc chú bác cậu dì bên nội, ngoại.

 + Nhà gái: Cả gia đình nhà gái(Cha, mẹ,cô gái; ông bà nội, ngoại hoặc đại diện nôi, ngoại).

–  Trang phục

Mọi người mặc trang phục lịch sự ăn nói nhẹ nhàng có văn hoá. Không nhất thiết mặc comple và áo dài (vì còn phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa và địa hình, khoảng cách nhà gái…)

–  Phương tiện đi lại

Phương tiện đi lại dạm ngõ có thể là xe ô tô hoặc xe máy tùy vào địa điểm gần hoặc xa để chọn. Trước khi sử dụng xe ô tô, nhà trai nên báo trước với nhà gái để chuẩn bị chỗ để xe cho nhà trai để thủ tục lễ dạm ngõ được tiến hành một cách trơn tru.

Lễ vật của nhà trai

Trầu, cau, chè, thuốc, bánh kẹo, hoa quả (nếu có điều kiện), mỗi thứ đều phải tính chẵn. Lễ này đơn giản, không phải thủ tục rườm rà.

Đón tiếp ở nhà gái

Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc đẹp, trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com
vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

Về thành phần tham dự

+ Nhà trai: bao gồm chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả. Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

 + Nhà gái: bao gồm cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

– Về lễ vật

Lễ vật của lễ ăn hỏi miền Bắc gồm có 7 tráp gồm: cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, heo quay, trái cây… để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của gia đình, vùng miền, nhưng thường mọi người vẫn có thói quen chọn số mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp.

Lễ vật ăn hỏi thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Lễ thành hôn

Lễ thành hôn hay còn gọi là đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Trình tự nghi thức trong ngày cưới

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com

Lễ cưới là đỉnh điểm của mọi nghi thức cưới hỏi truyền thống Việt Nam và chi tiết của việc kết hôn. Nghi thức lễ cưới đầy đủ bao gồm 3 nghi thức dưới đây:

Lễ xin dâu

Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

Nghi thức lễ rước dâu

Dù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải “chấn chỉnh đội hình”. Trong lễ rước dâu truyền thống, vị trí đầu đoàn thường đầu là đại diện nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn.

Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về. Khi được “các cụ” cho phép, chú rể vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu, cùng cô dâu đến trước bàn thờ thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên trong bộ áo dài truyền thống trang trọng.

Sau khi cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Sau đó, vị đại diện nhà trai sẽ đáp lời thay chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái sẽ cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới. Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham dự tiệc cưới…

Lễ lại mặt

Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một mâm lễ nhỏ để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là lễ nhị hỷ. Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới.

Thời gian sẽ tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa 2 nhà cũng như điều kiện, công việc của đôi trẻ. Thông thường, lễ lại mặt thường diễn ra buổi sáng, hiếm khi thăm nhà gái vài lúc tối hay chiều muộn.

Nghi thức mời nước, trò chuyện trong lễ ăn hỏi ở miền nam Việt Nam
Nghi thức mời nước, trò chuyện trong lễ ăn hỏi ở miền nam Việt Nam
vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com

Nghi thức trong lễ cưới truyền thống miền nam

Do cuộc sống ngày càng bận rộn, cộng thêm với lối sống chân chất, phóng khoáng của người phương Nam nên các thủ tục trong quá trình tổ chức cưới hỏi đã giản lược khá nhiều. Tuy nhiên, nghi lễ cưới truyền thống miền Nam vẫn thực hiện đầy đủ theo 3 nghi thức sau:

Lễ dạm ngõ

So với lễ dạm ngõ ở miền Bắc thì lễ dạm ngõ miền Nam tối giản đi nhiều, họ chỉ coi trọng đám hỏi và đám cưới mà thôi. Lễ dạm ngõ miền Nam còn được gọi là đám nói, lễ đi nói, đây là dịp gặp gỡ chính thức giữa phụ huynh của hai nhà để bàn bạc về chuyện hôn sự cho các con của mình. Lễ dạm ngõ cũng là một hình thức cho thấy cha mẹ chàng trai chấp nhận, trân trọng cô gái mà con họ yêu, muốn đến gia đình nhà gái để xin cô gái về làm dâu.

Lễ ăn hỏi

Khác với phong tục miền Bắc, số mâm quả cưới miền Nam luôn là số chẵn và hầu hết thường yêu cầu 6 tráp. Bởi với người miền Nam, số 6 là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc.

Một điểm cần phải đặc biệt lưu ý là số vật phẩm trong các tráp lễ phải là số lẻ. Đây chính là biểu tượng cho sự sinh sôi, lớn lên và hình thành gia đình trong sự đầm ấm, tài vượng. Người miền Nam cũng quan niệm, đám hỏi là việc nhà trai đem tài lộc đến để có thể rước người con gái (hay là rước hạnh phúc) về cho gia đình mình. Và thông thường, người miền Nam chọn 8 mâm quả vì con số 8 là số đẹp đối với người miền Nam gồm: Trầu cau, trà rượu, bánh phu thê, trái cây, bánh kem, xôi gấc đỏ hình tim, mâm đựng áo dài, vàng vòng, nhẫn cưới, heo quay.

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com

Lễ đón dâu

Cô dâu được đưa về nhà chú rể, trước bàn thờ nhà chồng, phụ rể sẽ rót nước mời trưởng tộc họ trai, sau đó đại diện nhà trai sẽ tuyên bố bắt đầu nghi lễ thành hôn. Cô dâu được đón về nhà chú rể, trước bàn thờ tổ tiên và đầy đủ tư gia họ nhà trai, phụ rể rót rượu mời trưởng tộc bên nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể sẽ lần lượt thực hiện các nghi thức của buổi hôn lễ.

Cuối cùng là bước thiết đãi tiệc rượu bạn bè quan khách đến chúc mừng hạnh phúc hai vợ chồng. Phong tục buộc người trưởng tộc cũng sẽ là người tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.

Nghi thức trong lễ cưới truyền thống miền Trung

Phong tục cưới hỏi miền Trung nhìn chung thường không câu nệ vật chất nên việc cưới hỏi cũng không đòi hỏi tốn kém nhiều. Tuy nhiên, các nghi lễ trong lễ cưới truyền thống của miền Trung vẫn đáp ứng đầy đủ 3 nghi thức sau:

Lễ đi hỏi (lễ dạm ngõ)

Trong lễ đi hỏi (hay còn gọi là dạm ngõ) cha mẹ chàng trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin. Trong quá trình này, hai bên gia đình sẽ bàn bạc các lễ vật trong ăn hỏi, chọn ngày giờ cụ thể cho lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Lễ ăn hỏi hay đính hôn

Lễ vật đi hỏi gồm năm khay mâm quả: Mâm trầu cau với 105 quả cau với ý nghĩa thay cho câu nói trăm năm hạnh phúc; mâm quả trà và rượu, bên cạnh còn có phong bì tiền để góp phần dọn tiệc hô trọ nhà gái chuẩn bị cho đám hỏi hôm đó cùng với đôi bông tai vàng hoặc nhẫn vàng; bánh kem đính hôn; nem chả với số lượng chẵn cặp; mâm ngũ quả được khắc đôi long phụng trang nghiêm. 

Ngoài những quà sính lễ như vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao thêm cho cô dâu một phong bì tiền mừng dâu. Còn phong bì trong mâm quả sẽ đưa cho ba mẹ cô dâu. Số tiền này ngay sau đó cũng được ba mẹ cô dâu trao lại cho hai vợ chồng. Vào lúc nhà trai ra về, các khay mâm quả phải lật ngửa nắp để cho thấy nhà gái đã tiếp nhận lễ vật.

Lễ cưới (lễ thành hôn)

Trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ. Sính lễ vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.

Ở miền Trung, tổng số sính lễ phải là số chẵn, và thường được chọn số dựa trên số sinh hoặc lão (tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử). Vì vậy số lượng người bưng khay mâm quả cũng phải là số chẵn để phù hợp với số mâm quả. Đặc biệt, hiện nay người miền Trung không còn quan niệm cũ là mẹ không đi đưa dâu bởi đi theo nghĩa là còn luyến tiếc chưa muốn gả con, giờ đây mẹ cô dâu thường đi một xe khác chứ không chung với đoàn nhà mình. Có bao nhiêu lễ trong đám cưới?

Có thể thấy rằng, lễ cưới luôn là một lễ đặc biệt trong mọi gia đình Việt Nam nên dù ở bất kể vùng miền nào thì bạn cũng cần phải tuân thủ theo đúng các nghi lễ truyền thống. Vì thế, bạn hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm những thông tin hữu ích về nghi lễ cưới xin của người Việt – chuẩn bị tốt cho hôn lễ của mình trong tương lai nhé.

3.5/5 - (4 bình chọn)

Originally posted 2019-12-01 14:22:59.

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại hatgionggiadinh.com


Giới thiệu Hương Lê 301 bài viết
Hương Lê là một kỹ sư nông nghiệp, chuyên gia về hạt giống cây trồng, rau, củ quả, hoa , vật tư nông nghiệp. Với nhiều năm nghiên cứu về nông nghiệp giúp đảm bảo hạt giống tỉ lệ nảy mầm cao, cách trồng và chăm sóc các loại hạt giống và cây trồng mới, đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn về chăm sóc cây.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi