Cây xương rồng và hoa xương rồng chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết tới loài cây này, xây xương rồng là cây cảnh khá phổ biến hiện nay, sinh trưởng dễ, không cần phải mất quá nhiều công chăm sóc.
Xem thêm bài viết:
Nói về kỹ thuật trồng cây xương rồng thì bạn không mất quá nhiều thời gian để trồng cũng như chăm sóc và bạn chi cần nắm vũng được một số kỹ thuât như sau là bạn hoàn toàn có thể trồng và chăm sóc cây xương rồng tốt nhất hiện nay.
TƯỚI NƯỚC CHO CÂY XƯƠNG RỒNG.
Điều kiện sống của cây xương rồng là chịu hạn rất tốt vì cây bắt nguần từ sa mạc nên là cây không có ưu nhiều nước và khi bạn tưới quá nhiều nước thì cây rất dễ bị ngập úng
Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Mỗi khi tưới nước, các bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
Cây xương rồng ưu ánh sáng mạnh như là bạn có thể trồng trên ban công, sân tượng hoặc bất kỳ chỗ nào có ánh sáng chiếu vào
Cây Xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây. Cần chú ý: vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày có thể bị mưa làm úng nước dễ dẫn đến thối và chết cây. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công.
ÁNH SÁNG VÀO KHÔNG KHÍ
Riêng đối với cây xương rồng thì bạn nên để cây xương rồng ra ngoài trời vào mỗi buổi sáng để cây có thể hấp thụ ánh sáng tốt hơn là loài cây sống ở sa mạc nên là rất cần một lượng nước từ buổi sáng rất quan trọng.
Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây”, thân bị nám vàng nâu hoặc đen.
NHIỆT ĐỘ.
Cây xương rồng có thể chịu được nhiệt độ rất cao trên 50 độ C cây có thể sống liên tục trong một vài tháng mà không cần tưới nước và có thể chịu được nhiệt độ thấp khoảng 10 độ C và hơn thế nữa. nhiêt độ thích hợp nhất cho cây xương rồng phát triển và ra hoa là từ 15-28 độ C.
DINH DƯỠNG.
Để có thể chăm sóc cho cây xương rồng phát triển tốt hơn thì bạn nên chuẩn bị lượng chất dinh dưỡng có sẳn trong đất thật là tốt khi trồng và chăm sóc sau đó. Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.
PHÂN BÓN CHO CÂY XƯƠNG RỒNG
Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20-20, giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20, giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30, kích thích ra hoa: NPK 10-60-10, trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (chú ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây).
Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg… nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.
chúc bạn thành công với cách trông cây xương rồng trong chậu
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.