Hoa thược dược được rất nhiều người biết đến với những bông hoa nhiều màu sắc và nở rất nhiều và dịp tết đến xuân về với Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thược dược quanh năm. hiện nay trên thị trường chủ yếu có 2 giống hoa thược dược là hoa thược dược đơn và hoa kép, với giống hoa đơn chỉ một vòng cánh và màu sắc cũng không có nhiều và hiện nay giống hoa thược dược dơn cũng ngày ít đi. Hoa thược dược kép hiện nay được nhiều người trồng, với màu sắc và nhiều hình dáng khác nhau , khi nở được rất nhiều người chọn và được trồng hầu như là khắp mọi nơi, và them đó là một số giống hoa cánh rối .Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thược dược quanh năm
Hiện nay với nhiều màu sắc khác nhau như : Có giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu Da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến… được nhiều người yêu thích hơn.
Để có thể lựa chọn củ giống và cách trồng và chăm sóc được những cây hoa thược dược nở đúng vào dịp tết thì bạn nên chuẩn bị kỹ những điều kiện trồng như sau.
ĐIỀU KIỆN TRỒNG HOA THƯỢC DƯỢC
Cây thược dược là loại cây thích nghi tốt với nhiều vùng khí hậu ở nước ta, từ khí hậu lạnh cho đến nóng ẩm.
Thược Dược ưa sáng tránh nắng, mùa hè ưa mát mẻ: thích mọc nơi nửa bóng râm nửa sáng. Thược dược có khả năng chịu rét, chịu hạn.Trước khi trồng cần bón phân chuồng hoai, phân bột xương.
– Hoa thược dược có nhiều giống : giống lùn, giống trung, giống cao, hoa có nhiều màu khác nhau : vàng lợt chanh, vàng sậm, tím lợt, tím sậm, nâu sậm, nâu đốm sọc trắng, tím đốm trắng, đỏ..
CÁCH NHÂN GIỐNG CÂY THƯỢC DƯỢC.
Hiện nay có 2 phương pháp nhân giống chủ yếu là: nhân giống bằng cành và nhân giống bằng củ.
Đối với phương pháp nhân giống bằng cành ( chồi mầm):
bạn chọn những cành hoặc chồi nách, Chọn nhữngcành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6 – 8cm, có từ 3 – 4 lá xanh tốt, không bị sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm thưa (3 x 3cm = 1.000 cành/m2 ); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm = 1.500 cành/m2 ); mùa thu giâm dày hơn mùa hè.
Xử lý cành giâm: Cắt cành giâm vào buổi sáng, đem xử lý và giâm ngay để tránh mất nước, cây héo sẽ ảnh hưởng đến ra rễ. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như IAA, IBA hoặc NAA pha loãng nồng độ từ 25 đến 50ppm, nhúng gốc cành vào dung dịch trong 10 – 15 giây để kích thích cây nhanh ra rễ.
+ Giâm cành: Cắm gốc cành sâu 1,5 – 2cm trên nền luống hoặc trong các khay nhựa chuyên dụng có chứa đất sạch. Có thể giâm bằng hai cách: giâm khô (cắm gốc cành vào cát sạch rồi tưới nước) hoặc giâm ướt (tưới đẫm nước cho cát ẩm rồi giâm cành). Thời gian cho cành giâm ra rễ khoảng từ 10 – 15 ngày tùy theo thời tiết (mùa nóng và mùa lạnh mất từ 15 – 20 ngày, những tháng mát mẻ chỉ mất từ 7 – 10 ngày) do đó cần căn cứ thời vụ trồng sản xuất để bố trí giâm cành cho thích hợp.
Thường xuyên tưới đủ nước bằng cách phun sương cho cành giâm nhanh ra rễ (những ngày đầu phun 3 – 4 lần /ngày, những ngày sau phun giảm dần nhưng vẫn đảm bảo cho lá luôn xanh tươi). Cắt bỏ những lá vàng, lá già, phun bổ sung phân bón lá khi cành đã hồi phục và ra rễ cho cây sinh trưởng tốt. Sau 12 – 15 ngày kể từ khi giâm, mỗi cây cho 3 – 5 rễ dài 2 – 3cm, lá ổn định là có thể bứng đem trồng ra vườn sản xuất được.
Nhân giống bằng củ:
sau khi khoảng thời gian mà bạn đã trồng cây và cây đã già thì bạn bắt đầu đem nhổ cây lên và lấy củ giống đem đi cất đi và chờ đến tháng 8 thì bạn đem củ giống ra trồng , sau khi củ bạn vùi xuống đất khoảng 1 tuần thì củ bắt đầu nảy mần và sau từ 15-20 ngày tiếp theo thì bạn lấy chồi mầm đi râm ở những chỗ cao ráo và có mát che để tạo điều kiện cho chồi mầm phát triển tốt hơn
Tháng 7 – 8 cây phát chồi mầm, tách lấy nhiều chồi có 4 – 6 lá nhớ là nếu lấy được cả một gốc chồi bám vào thân cây mẹ mới mau ra rễ. Cũng có thể cắt ngọn cây.
Đào củ: thời gian thích hợp là giữa tháng 11. Sau khi đào củ lên không nên bỏ lớp đất trồng bên ngoài, nên bảo quản ở nơi không bị thấm sương.
Sau cả 2 quá trình để bạn tạo ra cây con thì lúc này bạn đem cây con đi trồng và bạn tiến hành chăm sóc cây con để cây con có thể phát triển tốt hơn và ra hoa đúng vào thời điểm mà bạn đã lựa chọn trước đó.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
Sau khoảng thời gian bạn đã trồng cây thược dược nhỏ và bây giờ bạn muốn chăm sóc cây thược dược nhanh lớn hơn và không bi bệnh quay phát. Bạn chi cần nắm được những cách chăm sóc như sau.
Khi bạn bón phân cho cây thược dược thì lượng phân chủ yếu mà bạn nên bón cho cây là phân chuồng hoai mục và phân rác đã mục sẳn bạn có thể bỏ sát vào gốc cây rồi cho them đấy vào gốc để tang cường them đất cho cây phát triển them bộ rể cho cây,
Bón phân (lượng phân bón cho 1.000 m2)
– 1,5 tấn phân chuồng hoai + 30 kg bánh dầu
– NPK 20-20-15: 15 kg
– DAP: 2 kg
– Supe lân/Lân vi sinh: 20 kg
– Kali Clorua: 5 – 7 kg
– Có thể bổ sung chế phẩm sinh học
Cách bón:
– Bón lót: 100% phân chuồng hoai + 100% Lân + 100% bánh dầu.
– Bón thúc 1: 8 – 10 ngày sau trồng 2 kg DAP tưới vào gốc + chế phẩm sinh học (theo khuyến cáo) + 5 kg NPK.
– Bón thúc 2: 18 – 20 ngày sau trồng 5 kg NPK + 3 – 4 kg KCI.
– Bón thúc 3: 35 – 37 ngày sau trồng 5 kg NPK + 2 – 3 kg KCI + chế phẩm sinh học (theo khuyến cáo).
Chăm sóc
Tưới nước 1 ngày/lần.
Nhổ cỏ, vun và tưới giữ cho đất luôn đủ ẩm, hạn chế xới đất để tránh đứt rễ.
Cần lưu ý thêm cách bấm ngọn, bấm một búp và một đôi lá là bấm nông, một búp và 2 – 3 đôi lá trở lên là bấm sâu. Bấm nông, các nhánh phát triển nhanh áp dụng vào nhựng năm rét đậm. Cây có thể lâu cho hoa, bấm nông sẽ mau cho hoa.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
Bệnh đốm lá:
Thường phát sinh vào mùa mưa, nóng trên lá xuất hiện các chấm vàng rồi lan ra thành đốm nâu tròn. Có thể dung dung dịch Bocdeaux 0,5% hoặc Zineb 0,1% để phòng trừ.
Bệnh thối rễ:
Chủ yếu do đất tích nước. Sau khi bị bệnh rễ thối đen có thể dùng rượu 600 rửa sạch rồi trồng lại.
nhện đỏ và rệp ống:
có thể dung DDVP 0,05% để phòng trừ.
Nhện bám vào bệ mặt lá, cành cây, hút nhựa, làm khô cành, héo lá. Sử dụng các loại thuốc như Comite, Nissorun 5 EC… để phun phòng trừ.
Các bạn có thể dùng nước Boocđô 0.5% hoặc Zineb 0.1 % để phòng trừ. Với bệnh thối rễ thì chủ yếu do đất tích nhiều nước. Sau khi bị bệnh thối rễ các bạn có thể dùng rượu 60 độ rữa sạch rồi trồng lại.
Sau tất cả những công đoạn như trên thì bạn sẽ có được những cây thược dược xanh tươi tốt và ra thật nhiều hoa với nhiều màu sắc cho khu vườn nhà bạn
Không biết bắt đầu từ bao giờ. Những sắc hoa muôn màu, muôn hình dáng của Thược Dược được nhiều người ưa chuộng mỗi độ tết đến xuân về. Ngoài vẻ đẹp tinh tế, chắc chắn Thược Dược còn mang những ý nghĩa riêng đặc biệt.
Sau đây hãy cùng Shop hoa tươi Nguyệt Hỷ điểm qua các ý nghĩa của loài hoa này nhé !
Ý nghĩa biểu tượng của hoa Thược Dược
Mỗi loài hoa có một ý nghĩa biểu tượng riêng biệt có thể là trong tình yêu, tình bạn hay trong cuộc sống. Và Thược Dược cũng vậy. Nó đại diện cho một mối tình đẹp, tượng trưng cho sự chung thủy, trường tồn vĩnh cửu của tình yêu.
Nếu tặng người ấy một đóa hoa Thược Dược đồng nghĩa rằng bạn muốn nói với người ấy rằng, tình yêu của bạn chính là hạnh phúc của tôi.
Thược Dược cũng được dùng để trang trí trong các lễ cưới. Nó mang lời khẳng định cho tình cảm đôi lứa sẽ luôn được bền vững và mặn nồng cho dù trải qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Ngoài ra, trong văn hóa quà tặng, để thể hiện sự biết ơn với người khác người ta cũng dùng hoa Thược Dược để tặng nhau.
Ý nghĩa hoa Thược Dược qua các màu sắc
Thược Dược có rất nhiều màu sắc. Mỗi sắc hoa mang ý nghĩa khác nhau nhưng chung quy lại nó đều thể hiện cho tình yêu ở các khía cạnh khác nhau.
“Hôn em đi
Nụ hôn của loài hoa thược dược
Những cánh mỏng tênh như câu ước hẹn
Nụ son môi ngọt tựa hồ Thu”
Hoa Thược Dược đỏ
Sắc đỏ của các loài hoa thường tượng trưng cho sự ngọt ngào hay sự đau đớn tột cùng trong tình yêu. Thế nhưng với Thược Dược đỏ nó mang lại một tình yêu thật chân thành, thủy chung son sắt không hề thay đổi.
Xem thêm:
Hoa Thược Dược trắng
Sắc trắng nhẹ nhàng, tinh khôi của đóa Thược Dược trắng tựa như một cô gái mới lớn. Những cánh hoa mỏng manh và sắp đặt có trật tự. Chúng được tỏa ra từ bên trong mang sự cuốn hút cho những ai thưởng thức chúng.
Hoa Thược Dược vàng
Sắc hoa vàng trong tình yêu thường tượng trưng cho sự phản bội. Thì với Thược Dược, nó chính là nguồn sáng, là sự sống không thể thiếu trong tình yêu. Nó như tia nắng ban mai nuôi dưỡng tình yêu thêm tràn đầy và nồng cháy. Nếu bạn nhận được một đóa hoa Thược Dược từ người ấy thì bạn nên hiểu rằng trái tim họ luôn hạnh phúc khi có bạn.
Hoa Thược Dược hồng tím
Đây là đóa Thược Dược có màu lan tỏa giữa hai sắc hồng và tím làm ngây ngất những ai chiêm ngưỡng chúng. Với màu sắc này, Thược Dược tượng trưng cho sự ân sủng và tử tế của con người với nhau.
Hoa Thược Dược nhiều màu
Chính là hình mẫu tượng trưng cho sự đa dạng, muôn màu muôn sắc của tình yêu. Mang hàm ý là cho dù cuộc đời có bao nhiêu cám dỗ đi chăng nữa thì sẽ luôn hướng về người mình thương.
Ý nghĩa Thược Dược trong phong thủy
Về mặc phong thủy, hoa Thược Dược đại diện cho việc hóa giải những vướng mắc trong tình yêu. Những cánh hoa Thược Dược tròn đầy, xếp chồng lên nhau như những đồng tiền. Bởi chính vì vậy mà mỗi khi Tết đến xuân về, người người, nhà nhà trưng hoa Thược Dược với cầu mong sự may mắn, tiền bạc, của cải và cả sự thành công đến với gia đình mình.
Thược Dược không có hương thơm ngào ngạt như những loài hoa khác. Nhưng với những ai say những đóa Thược Dược chính vì vẻ đẹp, vì sức sống và sự bền bỉ của nó thì họ sẵn sàng sắm vài chậu để thưởng thức. Còn bạn, nếu muốn thể hiện tình cảm chân thành với một nửa yêu thương, đừng ngần ngại trao nhau những đóa Thược Dược tươi thắm nhé.
Chúc bạn thành công với cách trồng hoa thược dược.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.