Với cách trồng hoa dạ yến thảo đơn giản dưới đây, các bạn sẽ nhanh chóng có được chậu hoa ưng ý để trang trí ban công, hàng rào hay cầu thang trong ngôi nhà của mình.
Dạ yến thảo còn có tên khác là yên thảo hoa có nguồn gốc Nam Mỹ. Loại hoa này phong phú, đa dạng về dáng hoa & sắc hoa, cụ thể gồm có các loại như: cánh trơn, cánh kép, cánh viền, cách sọc, ngôi sao, 2 màu trên 1 hoa, loại rũ, loại leo…
Hướng dẫn cách trồng hoa dạ yến thảo
- Sau giai đoạn ươm mầm và trổ mầm, cây bắt đầu nhú lên, bạn có thể tháo tấm phủ plastic ra & di chuyển khay ươm đến nơi sáng & thoáng mát. Điều này thường xảy ra từ thời điểm từ 7 – 10 ngày sau khi bạn gieo hạt giống cây dã yên thảo. Lưu ý: Sau khi hạt nảy mầm nên để cây hút nước từ đáy chậu, chú ý không nên để cây bị thiếu nước.
- Sau một thời gian ngắn, cây sẽ ra khoảng 5 – 6 lá thật, người trồng có thể chuyển cây từ khay ươm trồng sang chậu cố định. Tuy nhiên lúc đầu nên đặt chậu tại nơi mát, đợi cây đâm chồi mới và bén rễ thì chuyển cây ra chỗ có ánh nắng. Lưu ý: Đất trồng phải tơi xốp, phải thoát nước & giữ ẩm tốt.
- Trong gian đoạn này, bạn cần bón bổ sung đạm cho cây phát triển, tần suất thực hiện là nên bón 2 lần 1 tuần & bón lúc chiều mát. Đặc biệt không quên cung cấp nước cho cây thường xuyên, không để đất trồng trong chậu quá khô vào thời kỳ cây sinh trưởng.
Chăm sóc cây trưởng thành & ra hoa:
– Thời điểm gieo trồng thích hợp nhất là tháng 2 – 4 khi tiết trời đã mát & ấm áp, và nên đặt cây dạ yên thảo ở nơi thoáng mát & nhiều ánh sáng để có thể phát triển ở mức tốt nhất. Lưu ý trong quá trình gieo hạt, bạn nên gieo hạt lên giá thể ươm, không cần lấp đất lên trên. Tưới nước phun sương & phủ tấm plastic bọc khay ươm lại & đặt nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ, ấm áp, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
– Khi đường kính cây tỏa ra khoảng 15cm bạn cần tỉa cành & cắt nhánh thường xuyên để kích thích cây tăng trưởng, đồng thời giúp chúng đâm chồi nhảy nhánh & ra hoa nhiều.
– Sau khi hoa nở, người trồng nên ngắt bỏ cả cuống hoa thì chồi nách sẽ phát triển và hoa tiếp tục nở.
Những điều cần lưu ý khi trồng & chăm sóc dâ yên thảo
- Mỗi sáng bạn nên tưới cây, tuy nhiên không quá nhiều nhưng cũng không để đất khô quá. Đặc biệt trong quá trình trồng, bạn cũng nên quan tâm một chút đến thời tiết trong ngày, nếu trời nắng to hoặc mưa to, bạn nên chuyển cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn.
- Dạ yên thảo là cây thân thảo, mềm và buông rủ, vì vậy sẽ không thể trồng hoa dạ yên thảo từ dưới mặt đất và uống theo những thanh gỗ lên được. Bạn cần chọn những chậu hoa có thể đặt trên hoặc có móc cố định chắc chắn vào thanh ngang trên để những cành hoa có thể buông xuống, mềm mại và tự nhiên.
- Rễ dạ yên thảo rất nhạy cảm với nhiệt độ ngoại cảnh, đặc biệt khi nhiệt độ lên cao trên 35oC. Vì vậy nên che mát cho bề mặt chậu trồng khi nhiệt độ lên cao.
- Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn. Tốt nhất là dùng Peatmos xanh kết hợp cùng phân trùn và xơ dừa. Cũng có thể dùng đất phù sa. Khi ươm dùng xơ dừa sạch đã được ngâm 10 ngày.
- Phun thuốc trừ sâu cho cây khi bị rày phấn trắng đeo bám, bên cạnh đó bạn có thể dùng tỏi ớt băm nhuyễn chắc lấy nước pha với một ít nước xà phòng rửa chén phun trị rầy mỗi khi chiều mát.
Hạt giống Dạ yến thảo tím hồng F1
thường được biết đến là giống cây than cỏ và được dung để trồng chậu và để trang trí cho khu vườn của ban. Cây dạ yến thảo là cây hoa rất được ưa chuộng tại thị trường hiện nay.
Hạt giống hoa Dạ yến thảo tím hồng F1 còn được gọi với tên khác như: cây cảnh mẫu đơn linh chi, mẫu đơn tât, loa kèn ngắn, Hoa cảnh dạ yên thảo còn có thể tiết ra chất giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn có trong không khí, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bạch hầu, kết hạch, kiết lị, thương hàn, giúp không khí trong nhà trở nên trong lành.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo
Gieo hạt
Tốt nhất nên gieo hạt bằng khay gieo hạt. Hoặc có cách khác nữa đó là gieo vào cốc nhựa bé dùng 1 lần. Đục nhiều lỗ nhỏ ở đáy cốc. Mình tạm gọi là cốc gieo hạt.Khi chuyển hoa vào chậu trồng chỉ cần lấy dao rạch cốc ra, rễ cây sẽ không bị đứt
Đất gieo hạt phải là đất tơi xốp. Mình hay gieo bằng cát đen sạch. Lấy cát đen về vo sạch như vo gại rùi đổ vào cốc gieo. Đổ cát vào 2/3 cốc gieo. Khi gieo không cần phủ lấp đất
– Tưới nước rất cần thiết vì hạt
cần độ ẩm để nảy mầm. Bạn nên dùng bình xịt để ở chế độ phun sương không sẽ bị vùi mất hạt ( Hạt dạ yến thảo bé tí tẹo mà)
Ánh sáng và nhiệt độ: Bạn nên để hạt hoa ở nơi bóng râm, thoáng mát và cẩn thận kiến hay côn trùng tha mất hạt nhé.
Giai đoạn cây non
Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất vì cây con của Dạ yến thảo rất đỏng đảnh
– Khi cây nảy mầm bạn cần quan tâm hơn tới độ ẩm vì nếu cây bị úng nước sẽ chết nhanh hơn cả bị thiếu nước. Việc tưới nước cho cây lúc này khó khăn vì đọng nước trên lá dễ làm lá bị thối. Dùng thìa tưới nước xung quanh vì dùng phum sương cũng có thể làm gãy mầm ( Hix, còn hơn cả chăm em bé)
Hoặc có thể để cốc gieo hạt vào một cái khay dấp dấp nước, cát sẽ hút nước lên trên khi thiếu nước.
– Để trong bóng râm hoặc nơi có ánh nắng ít
Khi cây được khoảng 4 lá thì tưới NPK 30-10-10 nhé, pha thật loãng và tưới tuần 1 lần.
– Khi cây con được 10cm bạn có thể chuyển sang chậu lớn hơn.
Giai đoạn cây lớn
Đất trồng chậu phải là đất có thoát nước tốt. Bạn có thể tham khảo cách trộn đất như sau:
+ 1 phần đất tơi xốp ( là chỗ bám của rễ cây)
+ 1/2 phân chuồng mục ( cung cấp chất dinh dưỡng)
+ 1 phần than củi đập nhỏ ( khoảng 3mm) ( Làm cho tháng đất, thoát nước tốt)
+ 1 Phần trấu. ( Vừa thoáng đất, vừa giữ nước)
1/3 Đá mài garito (Thoát nước)
– Tưới đẫm nước cho tới khi thấy nước chảy ra ở lỗ thoát nước. Nên tưới ngày 2 lần
– Tiếp tục bốn phân NPK pha loãng loại phân bón lá
– Khi cây cao 20 cm thì ngắt đọn cây sẽ ra nhiều nhánh chùm kín chậu.
Giai đoạn cây ra hoa:
– Chú ý quan sát bệnh của cây.
– Nên ngắt các hoa héo, lá vàng…
– Để hoa có thể chơi lâu hơn ngắt các nhánh già để cây đẻ thêm nhánh mới
– Để cây nơi có nhiều ánh sáng sẽ ra nhiều hoa hơn
Nhân giống cây hoa dạ yến thảo bằng giâm cành
Nhân giống hoa dạ yến thảo bằng cành là một trong những kỹ thuật rất đơn giản nhưng vẫn mang lại những khóm hoa tươi đẹp. Vậy thực hiện chúng như thế nào?
Ưu điểm của phương pháp giâm cành
Phương pháp giâm cành hoa dạ yến thảo có rất nhiều ưu điểm, cụ thể giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ, thời gian nhân giống nhanh và có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu, tuy nhiên kỹ thuật trồng hoa này cũng đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm, đồng thời có các loại chất kích thích phù hợp mới đảm bảo được cành giâm ra rễ và sinh trưởng.
Kỹ thuật giâm cành hoa dạ yến thảo
Chuẩn bị vật dụng trồng: Người trồng cây cần chuẩn bị đất trồng chất lượng tốt, chậu có lỗ thoát nước, dụng cụ đào lỗ tra hạt hoặc cán thìa, kéo sắc, 1 chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước, ca nước.
Những dụng cụ cần thiết để giâm cành.
Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
+ Bước 1 – Cắt ngọn – Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng ngay vào ca nước trong khi làm thao tác khác.
+ Bước 2 – Cắm ngọn vào nước – Tỉa bỏ các lá gần vết cắt. Ngắt bỏ hết hoa nếu muốn các ngọn này tập trung năng lượng để phát triển rễ trước.
+ Bước 3 – Tỉa bỏ lá – Đổ đầy đất vào chậu, sau đó ấn nhẹ đất xuống, để đất lấp đều.
+ Bước 4 – Đổ đất vào chậu – Dùng dụng cụ tra hạt tạo một vài lỗ trên đất trong chậu.
+ Bước 5 – Tạo lỗ trên mặt đất – Cho từng ngọn Dạ yến thảo vào từng lỗ.
+ Bước 6 – Cho dạ yến thảo vào đất – Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín.
+ Bước 7 – Lấp đất – Tưới nước thật đẫm đất và ngọn hoa. Điều này giúp đất nén đều quanh ngọn hoa.
+ Bước 8 – Tưới đẫm đất
Cách chăm sóc sau khi giâm cành hoa dạ yến thảo: Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô (Có thể dung mái che nếu cần thiết tạo bóng râm).
+ Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày. Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.
+ Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.
Cành hoa mọc rễ có nghĩa người trồng hoa đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành.
+ Khoảng 2-3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất. Nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.
+ Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.