Cây trúc bách hợp là loại cây ưa bóng râm thường được dùng làm cây nội thất, cây xanh văn phòng. Cây giúp điều hòa không khí và độ ẩm cho không gian khép kín. Dưới đây là một số thông tin về cây trúc bách hợp bạn cần biết.
Cây trúc bách hợp là giống cây phát triển nhanh, lá đẹp thương được để trong ngôi nhà của chúng ta, cây mang đến nhiều may mắn hơn, cây có ý nghĩa về phong thủy rất lớn và bài viết sau đây sẽ nói rõ hơn về ý nghĩa phong thủy của cây trúc bách hợp.
Xem thêm bài viết:
Đặc điểm cây trúc bách hợp
Cây trúc bách hợp thường gọi là cây phất dụ trúc có tên tiếng anh: Dracaena reflexa .
Cây có thân cứng, màu nâu, thân sần sùi và có nhiều vết lõm khi lá cây rụng xuống, bộ lá của cây xanh quanh năm.khi cây già sẽ có hoa, hoa mọc ở giữa ngọn cây và tua tủa ra xung quanh, lá thuôn nhọn ở đầu, mép nguyên, màu xanh bóng xen lẫn dải màu vàng
Cây trúc bách hợp phát triển rất nhanh và thường mọc thành bụi, cây có thể cao tới 2m, cây thường được trồng trong chậu và chậm phát triển hơn các cây trồng dưới đất
Ý nghĩa của cây trúc bách hợp
Theo phong thuỷ, cây trúc bách hợp đem lại tốt lành cho cả gia đình. Loại cây này tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau. Bởi vậy trong mỗi gia đình, hình ảnh cây trúc bách hợp xuất hiện khá quen thuộc. Cây trúc bách hợp có gốc bền chắc, nên có đức tính như cây cổ thụ, tuy nhiên cây rỗng giữa.
cây trúc bách hợp hợp tuổi gì? mệnh gì
cây trúc bạch hợp với mệnh thổ
cây có dải màu vàng trên lá nên hợp với người mệnh thổ, với tính cách của người mệnh thổ thì khá là trầm tĩnh, khiêm tốn và không phô trương, người mệnh thổ luôn là chỗ dựa tin cậy đối với mọi người trong gia đình
Những người mệnh Thổ sinh nhằm vào các năm: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007).
Với ý nghĩa đặc biệt cùng với vẻ đẹp thanh nhã của mình, một chậu trúc bách hợp nhỏ sẽ phù hợp để ở cạnh bàn làm việc, trang trí phòng khách, bàn làm việc, cửa sổ, kệ sách…làm đẹp không gian. Bên cạnh đó Trúc bách hợp là một món quà quý giá thay lời chúc may mắn bình an đến cho gia chủ.
Cách trồng cây trúc bách hợp
Trúc bách hợp có thể nhân giống bằng cách tách bụi hoặc giâm cành và trồng nguyên cây. Cây có khả năng sinh trưởng tốt, lá cây xanh tươi nếu chăm sóc kĩ lưỡng.
Cách chăm sóc cây trúc bách hợp.
- Cây trúc bách hợp chịu ánh sáng bán phần, nên thường được sử dụng để trồng nội thất, tuy nhiên nên phơi nắng cây 2-3 tiếng /ngày để cây có thể phát triển tốt hơn.
- Cây cần lượng nước trung bình, chỉ cần tưới 1-2 lần/tuần. Tưới vừa đủ, tránh ngụp úng, tràn lên bề mặt cây trồng.
- Nếu trồng cây trong chậu thì 3-4 tháng đổi chạu một lần. Khi đổi lưu ý lấy đi một phần đất cũ thay hỗn hợp đất mới sạch, có độ dinh dưỡng phù hợp, có thể bón thêm ít phân đầu trâu.
- Nếu trồng ngoài đất, phải đảm bảo đất giàu dinh dưỡng, thoáng khí và thoáng nước. Bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây bằng cách trộn thêm phân hữu cơ, tro trấu để tạo độ xốp và mùn cho đất.
Phòng trừ sâu bệnh.
Cây trúc bách hợp rất dẽ mắc bệnh đóm nâu. Bệnh do nấm Cercospora arachidicola gây nên. Khi phát hiện cây có triệu chứng mắc bệnh này, tiến hành xử lý ngày, bằng cách phun thuốc trừ nấm. Có thể dùng Carbenzin; Anvin, Bavisan 50 WP : 10-15 ml/bình 8 lít nước, hoặc pha chế theo hướng dẫn trên bao bì, phun toàn bộ khu vực và trên cây Trúc bách hợp (bao gồm cả cây trồng, giá thể và không gian xung quanh).
Một số lưu ý khi trồng cây trúc bách hợp:
+ Cây ưa nước trung bình nên không cần phải tưới quá nhiều chỉ cần tưới từ 1 – 2 lần trong 1 tuần là đủ.
+ Cây cần đất trồng nhiều dinh dưỡng tươi xốp, thoát nước tốt có thể trộn thêm phân hữu cơ hay mùn đất để tạo dinh dưỡng cho đất.
+ Phải bón phân theo định kỳ như các loại phân NPK và kèm theo một số phân khác giàu dưỡng chất.
+ Đối với sâu bệnh nếu phát hiện trên cây thì cần phải cắt tỉa để tránh lây sang cây khác
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.