Cây đậu ván đỏ là một trong những giống phát triển nhanh , thời giant hu hoạch lâu dài, cách chăm sóc đơn giản,cây có siêu nhiều hoa, hoa thành từng chum, hoa có màu tím, quả cũng màu tím. dài 5-8cm và có hình dẹt, rộng 1,5-2cm.
Đặc điểm sinh trưởng cây đậu ván đỏ
Mỗi quả chứa 3-4 hạt có thể chế biến thành các món ăn như xào, luộc…Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, đậu ván có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thức ăn, điều trị viêm dạ dày, động thai, họ gà, dị ứng, viêm ruột cấp tính… Ngoài ra, loại đậu này còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Đậu ván (tên khoa học: Lablab purpureus[1]) là cây họ Đậu được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới để dùng làm thực phẩm, đặc biệt là ở châu Phi[2], Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Đậu ván gồm hai giống là đậu ván trắng và đậu ván tím (dựa trên màu sắc của hoa và của quả, hạt). Các bộ phận được sử dụng làm thực phẩm là quả và hạt.
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |
---|---|
Năng lượng | 209 kJ (50 kcal) |
Cacbohydrat | 9.2 g |
Chất béo | 0.27 g |
Chất đạm | 2.95 g |
Vitamin | |
Thiamine (B1) | (5%) 0.056 mg |
Riboflavin (B2) | (7%) 0.088 mg |
Niacin (B3) | 0,48 mg |
Folate (B9) | (12%) 47 μg |
Vitamin C | 5,1 mg |
Chất khoáng | |
Canxi | (4%) 41 mg |
Sắt | 0,76 mg |
Magiê | (12%) 42 mg |
Mangan | 0,21 mg |
Phốt pho | (7%) 49 mg |
Kali | (6%) 262 mg |
Kẽm | (4%) 0.38 mg |
Link to USDA Database entry Nấu, luộc, rang không muối | |
| |
Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành. Nguồn: CSDL Dinh dưỡng của USDA |
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống đậu ván
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng đậu ván. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng đậu ván đỏ
Đậu ván có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Ngâm ủ và gieo hạt quả đậu ván đỏ
Ngâm hạt giống đậu ván đỏ trong nước ấm 30 phút (nhiệt độ từ 50-52 độ C) và ủ vào khăn ấm khoảng 1 ngày hạt nứt thì đem gieo.
Gieo hạt với khoảng cách 1,5-2m nếu diện tích sân thượng hoặc ban công rộng. Trong mỗi chậu gieo từ 3-5 hạt. Sau khi gieo hạt xong thì phủ lên lớp đất mỏng từ 1-2cm. Tưới bằng vòi phun nhẹ. Che phủ kín lớp hạt mới gieo khoảng 2 ngày. Tưới ngày 2 lần.
Bạn có thể bỏ qua bước ngâm ủ và gieo hạt trực tiếp. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp và cây lâu nảy mầm hơn.
Chăm sóc đậu ván đỏ
Khoảng 10 ngày đầu mới gieo trồng thì tưới nước ngày 2 lần cho đậu ván. Quãng thời gian sau thì ngày tưới nước 1 lần.
Khi cây được khoảng 10 ngày tuổi thì tỉa bớt các cây còi, để lại mỗi thùng xốp 2-3 cây.
Ở giai đoạn cây được 15 ngày tuổi, bón lót cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ 20 ngày tiến hành bón 1 đợt.
Khi cây bắt đầu ra tua cuốn là thời điểm cần phải làm giàn cho cây leo. Bạn có thể làm giàn chữ A hoặc làm giàn như giàn bầu, đậu cove… Sau khi cây ra hoa, nên tưới nước vào rễ chứ không tưới trực tiếp vào hoa.
Thu hoạch đậu ván đỏ
Khi thấy hoa ở đầu trái vừa héo khô thì thu hoạch. Nếu muốn ăn trái non thì không nên để quá lâu vì khi ăn sẽ bị xơ. Bạn cũng có thể để cho quả khô và thu hoạch hạt để nấu chè hoặc làm giống cho những vụ sau. Nếu chăm sóc tốt, một giàn đậu ván có thể cho thu hoạch từ 3-4 năm.
Tác dụng của đậu ván đỏ
cây đậu ván đỏ có rất nhiều các tác dụng tốt cho sức khỏe , cây thường được dùng làm thực phẩm ăn hàng ngày, ngoài ra ít ai có thể biết được rằng cây còn có những công dụng chữa bệnh rất tốt, sau đây là những công dụng của đậu ván đỏ.
Theo Đông y, Ðậu ván có vị ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa các tạng, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc. Nhân dân dùng quả non và hạt non, hoa và lá còn non làm rau luộc hay xào ăn. Hạt khô luộc bỏ vỏ dùng nấu chè, làm nhân bánh ăn ngon. Hạt đậu ván có thể làm tương như đậu nành, chế biến bột dinh dưỡng sau khi rang vàng bỏ vỏ hay sấy ở nhiệt độ 100-103oC trong 3-5 giờ.
Ðậu ván có giá trị dinh dưỡng cao. Phân tích thành phần hóa học cho thấy hạt đậu ván chứa nước 82,4%; protid 4,5%; lipid 0,1%, glucid 10%, tro 1%, Ca 0,25%; P 0,06mg%; Fe 1,67mg%. Có các loại đường saccharoze, glucose, stachyose, maltose và raffinose.
vitamin A, B2, C và nhiều B1. Các acid amin phổ biến là tryptophan, arginin, lysin và tyrosin. Ngoài ra còn có acid L-pipecolic và phytoagglutinin.Người ta thường dùng hạt dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, mỗi ngày 8-16g. Rễ dùng sắc uống với liều cao hơn. Lá tươi nhai ngậm với muối nuốt nước chữa yết hầu sưng đau.
Các bài thuốc hay của đậu ván đỏ
Trị rắn độc cắn: Lấy lá Đậu ván với một lượng vừa đủ cộng thêm chút muối ăn giã nát, đắp vào vết rắn cắn cắn.
Ỉa chảy do tỳ hư: Đậu ván (sao) 50g, Củ mài 60g, Sơn tra (sao cháy) 40g, Mạch nha (sao sơ) 30g tất cả đem tán nhuyễn thành bột, mỗi lần uống 15g với nước ấm, ngày 2 lần, dùng liên tục trong 3-5 ngày sẽ đỡ.
Tử cung xuất huyết (do công năng, không do thực thể): Lấy hoa Đậu ván sấy khô, đem tán bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi nguội, lúc bụng đói.
Bạch đới nhiều mà trong loãng: Đậu ván (sao) 15g, Hạt mã đề 12g, Củ mài 18g, Mai mực nướng 6g. Sắc uống, dùng một ngày 1 thang.
Tỳ hư phù thũng: Đậu ván 150g (sao vàng), tán bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngày 3 lần, trong 3-5 ngày.
Trị tiêu chảy, cảm nắng mùa hè, nôn mửa, miệng khát, bức rức: Đậu ván (sao vàng) 120g, lá Hoắc hương 60g, đem tất cả tán nhuyễn thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi để nguội, ngày 2-3 lần sẽ thuyên giảm.
Mùa hè nóng bức, ăn uống vô vị, thân mình mệt mỏi: Đậu ván, lá Sen non nấu chè ăn, lợi thấp khai vị.
Chữa lỵ trực khuẩn: Hoa đậu ván tươi 10g, Cỏ sữa nhỏ lá tươi 30g, sắc chia 2 lần uống, ngày 1 thang, trong 3-5 ngày.
Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều , kinh bế lâu ngày, kém ăn mỏi mệt: Ðậu ván sao vàng tán nhỏ, một lần uống khoảng 10g chung với nước cơm; một ngày 3 lần.
Chân tay tê dại, khớp xương đau nhức: Rễ đậu ván khoảng 30g, sắc kỹ với nước, chia thành nhiều phần uống trong ngày; có tác dụng giảm đau rất tốt.