Nhờ chứa nhiều chất khoáng thiết yếu như: Canxi, vitamin B1, B2,… mãng cầu xiêm được rất nhiều người dân ưa chuộng. Vậy cùng tìm hiểu cách trồng mãng cầu xiêm như thế nào nhé!
Xem thêm bài viết:
Trái mãng cầu xiêm rất lớn, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn, vỏ ngoài được phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm. Nếu biết kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm sẽ cho năng suất rất cao.
Nhân giống
Mãng cầu xiêm thường nhân giống bằng hạt, tuy nhiên chúng cũng có thể trồng bằng cây đã lớn bằng cách chiết cành, ghép mắt và ghép cành. Đối với cách gieo hạt bạn có thể gieo trong các bầu hay trên đất có hơi pha cát. Gieo hạt sâu chừng 1cm và cách nhau 2 – 2,5cm. Che nắng cho hạt và tưới giữ ẩm thường xuyên.
Cách trồng và khoảng cách trồng
Chọn giống mãng cầu xiêm: Đối với mãng cầu xiêm thì tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà bạn có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu là loại đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì bạn nên trồng mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát. Nếu là các loại đất khác thì trồng mãng cầu xiêm bằng hột hoặc chiết thời gian khoảng sau 2-3 năm mãng cầu xiêm sẽ cho trái.
Khoảng cách trồng mãng cầu xiêm:
– Bạn nên trồng cây mãng cầu xiêm với khoảng cách tầm 3m x 3m. Đào hố rộng 30 – 50cm, sâu 30 – 50cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với kích thước của bầu để không ép rễ cây con. Sau khi đặt cây con vào hố, lấp đất trở lại và tưới nước ẩm ngay. Cây mãng cầu xiêm nên trồng với khoảng cách 3 – 4m, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng.
– Bên cạnh đó bạn nên trồng mãng cầu xiêm xen với cây dừa, theo đó trồng 1 cây mãng cầu xiêm xen giữa 2 cây dừa trên một hàng, giữa 2 hàng dừa trồng một hàng cây mãng cầu xiêm, cách nhau mỗi cây 3m. Nếu để phát triển tự nhiên cây mãng cầu xiêm có thể cao từ 6-8m thường tạo tán cao 2,5-3m.
Thụ phấn bổ sung cho cây mãng cầu xiêm: Việc thiếu côn trùng thụ phấn không đủ nên cây mãng cầu xiêm cũng thường thụ hoa thấp, cần thụ phấn bổ sung thủ công bằng tay để tăng sự đậu quả. Bạn lấy hoa mãng cầu xiêm có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt nhất, tiến hành hái và thu hoa vào buổi chiều, sau đó cho hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín tránh mất nước. Sáng hôm sau bạn gắp bỏ các cánh hoa, bao phấn ra, chỉ chừa lại các hạt phấn. Phấn tốt khi có màu kem, nếu màu nâu nhạt hay màu đen là phấn hư, không dùng được. Dùng que hay tăm bông chấm hạt phấn rồi quét hạt phấn lên nhụy cái. Bạn dùng tay quét đều và nhẹ nhàng, một hoa có thể thụ phấn bổ sung cho 6-8 hoa. Thời gian thụ phấn bổ sung tốt nhất vào khoảng 8-9 giờ sáng.
Phân bón: Đối với mãng cầu xiêm bạn cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại cây trên 1 năm bón 100g, năm thứ 2 bón 400g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bón 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bón gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20kg phân chuồng/cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mùa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).
Sâu bệnh hại chính: Sâu gây hại phổ biến nhất ở mãng cầu xiêm vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Do đó bạn nên có những bước trị bằng nhiều loại thuốc như Supracid, Bi 58ND, Sumithion, Suprathion. Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết đốm đen. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN
bạn đang xem :Hướng dẫn cách trồng mãng cầu xiêm tại nhà
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.