Rau mồng tơi thường phát triển mạnh vào mùa nắng nóng, thời tiết thuận lợi, cây rau mồng tơi phát triển nhanh,trong những bữa cơm trong gia đình không thể nào thiếu được những bát canh rau mồng tơi vì vậy rau mồng tơi là loại rau không thể thiếu trong mỗi ra đình.
Cây rau mồng tơi phát triển khá nhanh, tuy nhiên rau mồng tơi cũng sẽ bị một số loại bệnh thường gặp, như đốm nấu, sâu sanh, thối gốc hay nhiều bệnh khác nếu chúng ta chăm sóc không đúng cách, sau đây là một số loại Bệnh trên cây rau mồng tơi và cách phòng trừ sâu bệnh
Bệnh đốm nâu trên cây mồng tơi (đốm mắt cua)
Bệnh đốm nâu phát triển mạnh trong mùa mưa. Bệnh do nấm Cercosspora sp. gây ra. Nấm gây hại chủ yếu trên lá và thân. Trên lá, triệu chứng để nông dân nhận biết lúc đầu là những đốm nhỏ màu nâu tím, hình tròn. Bệnh nặng vết bệnh càng lớn, đường kính khoảng 3-5mm, giữa có màu trắng xám, chung quanh viền màu nâu tím, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm lá bị rách, còi cọc, lá nhỏ, giảm năng suất và chất lượng rau.
Bệnh thường gây hại trên lá bánh tẻ và lá già. Trên dây mồng tơi: nấm bệnh phát triển thành những đốm nâu nhỏ, vết bệnh hơi lõm vào, làm dây kém phát triển. Nấm phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, mùa mưa thích hợp cho bệnh phát triển. Nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh và lan truyền qua vụ sau. Để quản lý bệnh đốm nâu bà con nên thu gom và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh. Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện, sử dụng thuốc Benomyl, Mancozeb,…hạt giống rau
Bệnh đốm mắt cua thường xuất hiện nhiều nếu bạn trồng quá nhiều cây gần với nhau, cây có tốc độ phát triển nhanh, dung nhiều phân đạm, sẽ khiến cho bộ lá phát triển nhanh nếu chăm sóc tốt, cây phát triển mạnh sẽ hạn chế bệnh. Khi bệnh nặng mới dùng thuốc Rovra 50WP, Score 250EC, Anvil 5SC. Phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly tối thiểu là 10 ngày.
- Các loại bệnh thường gặp trên cây rau muống và cách phòng trừ sâu bệnh
- Bệnh rầy trên hoa hồng và phòng tránh bệnh rầy
Sâu xanh ăn lá trên cây mồng tơi
Sâu xanh là một loại sâu thường xuất hiện, là trùng của loài bướm nhỏ, Sâu non màu xanh lá cây nhạt, có hai sọc trắng chạy dọc trên lưng. Sâu xanh ăn lá thường sống ở đọt và mặt dưới lá. Sâu thường cuốn lá ở bên trong ăn phá, khi nhỏ sâu cắn lá lũng thành từng lổ, khi lớn sâu ăn trụi cả đọt non và lá.
Khi đẫy sức, sâu hoá nhộng trong lá khô ở mặt đất. Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi dây mồng tơi bắt đầu phát triển lá, gây hại cả trên lá non và cả lá già, làm giảm sự quang hợp, dây mồng tơi còi cọc, kém phát triển.
Phòng trừ sâu xanh ăn lá, nông dân cần kiểm tra ruộng rau thường xuyên để phát hiện và thu gom ổ trứng, sâu non vừa nở chưa kịp phân tán đem tiêu hủy; nếu sâu xuất hiện mật số cao có thể phun dầu khoáng, chế phẩm sinh học nấm xanh hoặc thuốc trừ sâu vi sinh như Vi-BT, Biocin,… Nên sử dụng thuốc luân phiên vì sâu xanh ăn lá rất mau kháng thuốc.
ốc sen gây hại trên cây mồng tơi
loài ốc sên nhỏ thường xuất hiện nhiều vào thời điểm mưa nhiều, với tốc độ phát triển nhanh Ốc sên nhỏ có đường kính khoảng 1-1,5cm, sinh sống và gây hại trên lá và các bộ phận khác. Để phòng trừ nên vệ sinh ruộng rau để ốc sên không có nơi sinh sản; sử dụng thuốc hóa học sẽ không đạt hiệu quả cao, nên dùng phương pháp thủ công như tiêu diệt ổ trứng hoặc bắt bằng tay vào lúc chiều tối sẽ hạn chế mật số ốc sên.
Rau mồng tơi là loại rau được thu hoạch hàng ngày song lúc này sâu hại cũng phát triển nhiều. Vì thế, để bảo vệ năng suất đồng thời phải bảo đảm rau sạch, an toàn cho người sử dụng, nông dân nên ưu tiên áp dụng biện pháp thủ công như bắt bằng tay hoặc chọn lọc những loại thuốc sinh học ít độc, có thời gian cách ly ngắn. Phun thuốc vào lúc chiều mát. Tuyệt đối phải ngưng thu hoạch sau khi phun thuốc, bảo đảm đúng thời gian cách ly.