Bệnh trên cây rau muống là một trong những vấn đề được rất nhiều bà con nông dân quan tâm, cây đang phát triển tốt và bị vàng lá, chậm phát triển , muốn cho cây rau muống phát triển tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, bà con nên quan tâm và tìm hiểu về cách phòng trừ bệnh hại rau muống, đặc biệt trong mùa mưa. Hạt giống gia đình
Hiện nay việc mua rau muống ngoài chợ là điều mà ai cũng biết , nhưng gần như ai cũng biết rằng việc mua rau muống ngoài chợ luôn có rủi do về thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên cây rau muống vượt qua mức cho phép, khi ăn vào sẽ gây tác hại xấu tới cơ thể. hạt giống rau
Sau đây hãy cùng Hạt Giống Gia Đình tìm về về các loại bệnh thường gây hại trên cây rau muống và những biện pháp để giúp cây rau muống phát triển khỏe mạnh.
Bệnh gỉ trắng trên cây rau muống
Bệnh gỉ trắng là do nấm Albugo ipomoea gây ra, thường gây hại trên giống rau muống tàu (trắng). Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá, đôi khi có ở thân gần ngọn. Bệnh gây hại ở mặt dưới lá già, sau đó lan dần lên trên làm lá vàng úa, rụng sớm, cây phát triển kém, cọng rau bị sượng cứng.
Vết bệnh đầu tiên là những đốm nhỏ màu trắng (nông dân thường nhầm lẫn với rệp dính), sau đó lớn dần và nhô cao lên ở mặt dưới lá, xung quanh viền vàng, chổ vết bệnh nổi phồng lên làm lá bị co lại, nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau làm lá biến dạng và sần sùi. Cuống lá và thân bị phình ra và xoắn lại, ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng rau. Những ruộng rau muống trồng dày, ẩm độ cao, bón nhiều phân đạm sẽ làm bệnh phát triển mạnh. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh. Bào tử nấm phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Bệnh lây lan do gió và côn trùng phát tán nấm.
Biện pháp phòng trừ bệnh gỉ trắng
– Không trồng quá dày và không nên bón quá nhiều N.
– Luân canh với cây trồng khác.
– Làm đất kỹ sau vụ thu hoạch.
– Thu hoạch đúng lúc không để kéo dài. Sau những đợt thu hoạch cần làm vệ sinh liếp trồng tạo điều kiện thông thoáng cũng hạn chế được bệnh.
– Sử dụng thuốc hóa học: Vimonyl 72BTN, Arygreen 75WP, Polyram 80DF, ,…. Lưu ý: nên xịt vòi phun đều mặt dưới lá thì mới đạt hiệu quả cao.
Bệnh thối gốc trên cây rau muống
Bệnh thối gốc do nấm Rhizoctonia solani. Nấm bệnh xâm nhập phá hủy gốc cây gần mặt đất. Quan sát kỹ sẽ thấy ngay cổ rễ, chổ tiếp giáp với mặt đất có những vết màu nâu, bao quanh thân làm gốc thối nhũn, cây đổ rạp, nhổ lên rất dễ đứt ở gốc, cây sinh trưởng kém, lá vàng và rụng sớm.
Bệnh thường phát sinh một vài cây, sau lan dần làm rau muống chết thành từng đám. Trong điều kiện ẩm ướt, trên vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng và có những hạch nấm nhỏ màu đen như hạt cát. Bệnh gây hại từ khi cây rau muống còn nhỏ đến lớn. Nấm phát triển chủ yếu ở dạng sợi và hạch. Hạch nấm có thể sống trên một năm. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, ẩm.
Những ruộng rau muống thoát nước kém, cây thường xuyên bị ẩm nước là điều kiện bệnh phát triển. Ruộng rau gieo trồng quá dày, bón thừa đạm bệnh phát triển nặng. Nấm bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật và trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công cây trồng.
Biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc
– Trồng rau muống trên vùng đất thoát nước tốt. Tránh tưới nước thường xuyên cho cây vì như vậy sẽ làm cho thời gian ẩm của cây dài hơn.
– Sau thu hoạch nên thu dọn tàn dư thực vật vụ trước. Không nên trồng quá dày để tạo thông thoáng ruộng rau. Ngoài ra, cần làm sạch cỏ dại vì cỏ dại là nơi nấm trú ngụ.
– Đầu vụ khi làm đất nên bón vôi. Có thể trộn chế phẩm sinh học Trichoderma vào phân hữu cơ hoai mục để bón cho cây có hiệu quả rất tốt để hạn chế bệnh thối gốc.
– Thường xuyên thăm ruộng rau, phát hiện sớm những cây bệnh và nhổ bỏ để hạn chế lây lan.
– Sử dụng thuốc hóa học: Vivadamy, Validacin, …phun ướt đều cây và chú ý thuốc phải tiếp xúc được với phần gốc thân.
Bệnh vàng lá trên cây rau muống
Bệnh vàng lá trên cây rau muống thường xuất hiện sau khi cây đã trưởng thành và bắt đầu cho thu hoạch, lúc này sự phát triển của cây con sẽ chậm lớn hơn rất nhiều , có rất nhiều nguyên nhân dẩn tới bênh vàng lá trên cây rau muống, nhưng thường nguyên nhân chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
Do thiếu dinh dưỡng trong quá trình phát triển cây,khi cây bị thiếu dinh dưỡng sẽ khiến cho cây vàng lá nhanh chóng
Do bị ngập úng do mưa nhiều hoặc tưới quá nhiều nước làm cho bộ rễ chậm hoặc bị thối dẩn tới cây bị vàng lá cục bộ
Biện pháp phòng chống bệnh vàng lá trên cây rau muống
Đối với thiếu hụt chất dinh dưỡng chúng ta nên bón thêm phân đạm như Urê, NPK với liểu lượng 2 muỗng cà phê phân pha với 2 lít nước tưới đều lên rau lúc chiều mát. Sau vài ngày sẽ thấy rau muống xanh lá và lớn nhanh trông thấy.
Nhặt bỏ hết lá rau bị vàng, thối để tránh làm rau bị nhiễm nấm bệnh. Dùng kéo cắt bỏ các cánh nhánh rau bị mưa làm dập. Sau vài ngày khi thấy cây rau bắt đầu tươi tỉnh, lá rau vươn thẳng, các chồi non xuất hiện thì tiếp tục phun vitamin lần 2, kết hợp phân bón lá ra rễ mầm chồi để cây rau có sức cho thân nhánh mới.
Nếu mưa kéo dài ngày có thể làm rau bị vàng lá và chết nhanh chóng. Lúc này bạn cần có biện pháp che chắn hay di chuyển chậu khay rau vào nơi không bị mưa.
Ốc bươu vàng phá hoại rau muống
ốc bươu vàng được xem là vua phá hoại hàng đầu trong các ruộng rau muống hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh và lan rất rộng vì vậy khi thấy ốc bươu vàng ta nên tiến hành bắt ra khỏi ruộng
ngắt bỏ những cọng rau muống bị ốc bươu bám vàng, ngoài ra nếu mật độ quá dài thì bạn có thể dung các biện pháp pháp thủ công được thì có thể phun diệt trừ ốc bằng thuốc và chế phẩm sinh học sau: Map-Passion 10Gr ; Oxdie 700WP; Dibonin super 5WP, 15WP; …
sâu khoang
sâu khoang được biết đến nhiều hơn cả là loài sâu hại trực tiếp trên cây rau muống và rất khó phát hiện, sâu khoang chuyên ăn lá, và thường lên ăn vào ban đêm.
Còn ban ngày chúng ẩn nấp dưới lớp đất hoặc dưới lá cây khô nên khó phát hiện. Khi còn non, sâu thường ăn chất xanh của lá đến khi trưởng thành chúng chuyển sang ăn hại cả lá và cuống rau. Biện pháp phòng trừ:
+ Bằng cách làm vườn sạch sẽ, loại bỏ lá khô hoặc cây chết phái dưới gốc rau là cách diệt trừ sâu khoang hiệu quả nhất. Đồng thời với những khu vườn rau nhỏ, diện tích trồng không quá nhiều thìcó thể kết hợp bắt sâu vào sáng sớm và chiều mát.
+ Đối với những khu vườn rộng, để diệt trừ toàn bộ lượng trứng và sâu non còn tàn dư trong đất thì bạn có thể tháo nước cho ngập mặt đất từ 1 đến 2 ngày. Lặp lại biện pháp này 2 tuần 1 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.
+ Một số loại thuốc ít độ tố hoặc có thành phần thảo mộc có thể được sử dụng thay thế các phương pháp thủ công như: Thuốc ít độc tố như nhóm Abamectin (Abamectin; Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-Bt,Biocin, Dipel… có nguồn gốc NPV như Vicin… hoặc thuốc có thành phần thảo mộc như Rotenone hoặc Neem.
Bọ rùa kim tuyến
Là một trong những loại bọ gây hại trên rau muống , với khả năng bay lượn và rất khó để phòng trừ, là loài thường xuyên gây hại và làm giảm khả năng phát triển của rau muống
Biện pháp phòng trừ.
+ Khi mới phát hiện sâu bọ rùa kim tuyến ăn lá ở những ruộng rau muống nhỏ, chưa nhiều thì bạn cần tiêu diệt ngay những con trưởng thành và ấu trùng ẩn trong lá.
+ Ngăn chặn, hạn chế ruộng rau đang bị sâu bọ rùa tấn công hiệu quả, an toàn bằng cách cô lập vùng rau bị bệnh. Đồng thời, tiến hành xả nước ngập toàn bộ cây rau trong 1 tới 2 giờ. rau mầm rau muống
Sau đó, tiến hành xả nhanh nước, toàn bộ ấu trùng và con trưởng thành của sâu ba sẽ bị tiêu diệt hầu như hoàn toàn