Cây lược vàng chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết tới và nhắc tới nhiều, cây có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt, và cây luôn là một cây cảnh đẹp mà còn có giá trị cao về mặt tinh thần . cây lược vàng rất dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc Lược vàng có lá dài, nhiều tầng, thân bò, có hoa trắng dạng dây. Cây lược vàng là loại dược liệu khá an toàn. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao
Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), cây lược vàng còn có tên là (địa) lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm. Đây là loại thảo mộc ưa bóng râm. Ở ngoài trời, loài cây này được tìm thấy ở nơi có khí hậu ấm và trong bóng râm.
Xem thêm bài viết:
Cây lược vàng (còn gọi là Lan vòi) là cây thuộc họ Thài lài, có tên khoa học là Callisia fragrans.
Hình thái: Thân Cây lược vàng ngắn, dựng lên, lan rộng, phân nhánh, hơi ưởng ẹo cong, từ nách lá mọc ra những nhánh thân ngang bên.
Lá : bền dai màu xanh tươi đến màu xanh đỏ nhạt, tùy thuộc vào cường độ ánh sáng lá chuyển thành màu đỏ tím. Trên những thân màu tía, xoắn xen kẻ, hẹp và lá dài 15–25cm x 2,5–5cm ) . Cây lược vàng không cuống, bầu dục đến mũi giáo rất nhọn ở một điểm.
Phát hoa : mau tàn, lẻ tẻ vào đầu mùa xuân đến mùa thu tùy theo khí hậu, thân nách lá xanh tím khoảng 10 cm, lá bắc bầu dục, bó hoa nhỏ.
Hoa lưỡng phái 3 cánh và 3 đài, 6 nhụy đực 2 bao phấn và 1 chỉ nhuyển mang cụm lông ở đầu.
Những hoa nhỏ, họp thành cụm 3 ở nách lá, màu trắng hồng, mùi thơm.
Trái : Viên nang nhỏ, tự khai, 3 mảnh chứa những hạt rất nhỏ khoảng 1 mm.
ĐIÊU KIỆN SỐNG CÂY LƯỢC VÀNG
Cây lược vàng là loài cây có thể trồng được ở rất nhiều nơi có độ ẩm không khí tốt và lượng đất trồng của cây luôn có nhiều chất dinh dưỡng cao sẽ giúp cho cây phát triển nhanh hơn.bà con nên trồng cây lược vàng ở nơi thoát nước tốt vì cây lược vàng không chịu ngập úng
Cây lược vàng là loài cây ưu ẩm nên ta thường xuyên tưới nước cho cây ít nhất 1 lần, tốt nhất là từ 5 đến 6 giờ chiều. Cây lược vàng cần ánh nắng để phát triển nên có thể .Nhưng vào tháng 5, tháng 6 âm lịch nắng gay gắt, nếu Cây lược vàng bị phơi nắng cả ngày có thể héo và chết.
Nhân giống: Dùng nhánh (còn gọi là vòi) trồng, hoặc dùng thân cắm xuống đất.
Không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Cây lược vàng phù hợp cho những ai thích sưu tầm cây thuốc, những người bận rộn cho đến những ai thích tư duy nghệ thuật hay thích cuộc sống bình yên.
Sau đây sẽ là một số cách dung cây lược vàng và cũng như là tác dụng của cây lược vàng đối với cơ thể của từng người
CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG
Dạng dầu:
Cách 1: lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất nơi mát.
Cách 2: cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong tám giờ. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất ở nơi mát. Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.
Dạng thuốc mỡ:
Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2 : 3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thuỷ tinh màu, để nơi tránh ánh sáng. Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1 : 3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.
Chú ý: nên chọn những cây có ít nhất 9 – 10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.
TÁC DỤNG CÂY LƯỢC VÀNG
– Tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Tác dụng tăng cường miễn dịch. Tác dụng chống ôxy hóa. Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
Đặt cạnh bệnh nhân: cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch).
– Bệnh ho khan kéo dài: Mùa đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.
– Bệnh sưng chân răng và nhức răng: Bị sưng mộng răng, nhức nhối, má xưng như lên quai bị… Dùng 3 lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm. Trước khi nhai xúc miệng nước muối pha loãng. Làm như vậy 3 ngày liền, má hết xưng, chân răng không đau nhức nữa!
– Bị côn trùng cắn: Bị côn trùng đốt bị ngứa và có hiện tượng xưng tấy. Hái lá lược vàng nhai nuốt nước, lấy bã chà sát vào chỗ xưng tấy nhiều lần. Sẽ không đau nhức nữa, vầng đỏ cũng không còn…
– Bọ rời leo: Bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Dùng lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong…
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.