Cây sâm bố chính là giống cây được biết đến nhiều hiện nay , cây có hoa đẹp và còn là một dược liệu thiên nhiên có tác dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Sâm bố chính hay còn được gọi là sâm Phú Yên, sâm khu năm, thổ hào sâm (Nghệ An), sâm báo (Thanh Hóa)…. Từ lâu sâm bố chính đã được đánh giá là một vị thuốc quý, đã được ghi trong cuốn sách nổi tiếng – “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi.
Cây sâm bố chính được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền trung như ; phú yên, bình định, quảng nam nên thường được gọi với tên riêng là sâm khu 5 hay sâm phú yên. Ngoài ra hiện nay khi tìm kiếm cây sâm bố chính có rất nhiều người phát hiện thấy cây mọc dải dác ở các tỉnh miền núi phía bắc và tây bắc.
- Cây hoa sói và những công dụng của cây hoa sói
- Chăm sóc cây hoa lài và những tác dụng tốt cho sức khỏe
Cây sâm bố chính có tác dụng chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ , lao phổi, kém ăn, ho, viêm họng, viêm phế quản, sốt nóng, trong người khô,táo, khát nước, kinh nguyệt không đều,khí hư, đau mình, hoa mắt, chóng mặt vvv…
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SÂM BỐ CHÍNH
Chọn đất và làm đất: Đất tơi xốp, độ ẩm trung bình, đủ ánh sáng. Làm đất toàn diện, lên luống rộng 1,0 – 1,5m, đủ trồng 2-3 hàng với cự ly 40 x 50cm theo hình nanh sấu. Bón lót phân chuồng hoai có trộn 2% supe lân theo rạch hay theo hốc nhỏ.
Thời vụ làm đất: Cuối tháng 12, trồng vào đầu vụ xuân.
Giống: Ươm tạo cây con bằng hạt hay hom cành trên luống hoặc khay vào tháng 10 và tháng 11 để bứng trồng vào tháng 1, 2 năm sau. Nếu có đủ lượng hạt có thể gieo hạt thẳng sau khi đã xử lý bằng cách ngâm nước ấm trong 10 giờ, ủ ẩm trong túi vải khoảng 2 ngày rồi đem trộn với tro bếp và cát mịn rồi gieo theo rạch; phòng chống nấm bệnh, côn trùng gây hại và tránh mưa lớn làm gãy đổ khi cây còn non, yếu. Khi cây đã cứng cáp bứng tỉa để dặm theo mật độ mong muốn.
Đối với thời gian ban đầu khi mới trồng ta nên tưới nước để tránh cây bị thiết nước và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây sâm. Ngoài ra chúng ta thường xuyên làm cỏ, phá váng và diệt trừ sâu ăn lá. Bón thúc thường xuyên giúp cây đẻ nhánh và phát triển tốt hơn.
THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN
Sau khoảng thời gian trồng và chăm sóc kéo dài từ 1 năm trở lên, cây càng để lâu càng có giá trị dược tính càng cao. Thời điểm thu hoạch thường vào mùa thu đông hàng năm.
Sau khi thu hoạch có thể chế biến dưới dạng tươi hoặc khô, sau đây sẽ là 2 dạng chế biến mà mọi người nên biết.
Cách chế sâm tươi: Củ sâm đào về đem rửa sạch (Dùng bài trả trà sạch đất cát hoặc dùng vòi sịt cao áp để rửa). Sau đó đem ngâm nước vo gạo 1 đêm, rửa sạch, để dáo nước rồi đem ngâm trực tiếp với rượu 40 – 45 độ.
Cách chế biến củ khô: Để chế biến củ khô ta làm các công đoạn như cách ngâm tươi. Sau khi ngâm nước vo gạo, sẽ tiến hành thái mỏng để phơi khô hoặc để nguyên củ phơi khô. Sau đó đóng gói, bảo quản dần để làm thuốc.
CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA SÂM BỐ CHÍNH
Điều trị ho
Tác dụng hạ sốt
Tác dụng bồi bổ cơ thể
Tăng cường chức năng tiêu hóa
Điều hòa kinh nguyệt
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG SÂM BỐ CHÍNH
Cách ngâm rượu độc vị sâm bố chính là thuốc bổ, kiện tiêu hóa: Sâm bố chính khô 1kg (Hoặc tươi 3kg) ngâm với 4 lít – 5 lít rượu 40 độ. Ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Rượu sâm bố chính có mùi thơm, vị ngọt nhẹ uống rất hay.
Cách ngâm kết hợp làm thuốc tăng cường sinh lý: Sâm bố chính khô 1kg, sâm cau khô 1kg, dâm dương hoắc 300g. Các vị đem sao vàng hạ thổ rồi ngâm với 10 lít – 12 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng trở lên là dùng được. Cách ngâm này có công dụng tăng cường sinh lý, điều trị xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh rất hay.
Thuốc điều trị ho: Sâm bố chính khô 10g, cam thảo bắc 8g. Đun với 500ml nước, đun cạn còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Thuốc hạ sốt: Bố chính khô 15g, nhục quế, 4g. Đun nước uống trong ngày.
Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Sâm bố chính, ngải cứu, ích mẫu (Mỗi vị 10g) sắc uống liên tục 1 tuần.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.