Cà chua bi là loại rau được ưa chuộng vì chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, chậu cà chua bi còn có thể được dùng để trang trí nhà cửa, chỉ cần người trồng nắm vững kỹ thuật trồng cây.
Xem thêm bài viết:
Cà chua bi là một loại trái cây nhỏ, có hình dạng quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp, vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thường. Ngoài ra, cây cà chua bi còn được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn.
Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ. … Một loài có tênkhoa học: Solanum lycopersicum được vận chuyển đến México, nơi nó được trồng và tiêu thụ bởi dân cư Trung Mỹ. Loại cà chua được thuần hóa đầu tiên có thể là trái cây màu vàng, tương tự như cà chua anh đào, được trồng bởi người Aztec miền Trung Mexico
Đặc điểm sinh trưởng cây cà chua
cây cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để cho cây cà chua phát triển tốt nhất, bà con nên trồng cây cà chua trên đất hữu cơ và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.
Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon. Hạt giống Cà chua bi chùm siêu quả (vàng)
Thời vụ trồng cây cây cà chua
Cây cà chua Có ba thời vụ trồng cà chua phổ biến trong năm
vụ sớm (Gieo vào tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 – 12)
vụ chính (Gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2 – 3)
vụ muộn (gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3 – 4).
Kỹ thuật gieo ươm hạt cà chua
Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh rồi để qua đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới ẩm. Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.
Kỹ thuật trồng cây
Trồng từ cây con 1 tháng tuổi: Cây con 1 tháng tuổi có chiều cao từ 10-25cm thì bạn bắt đầu đánh sang chậu trồng mới. Cách trồng như sau: bạn làm đất cho tơi xốp, trồng cây con vào giữa chậu, độ sâu của thân cây dưới đất khoảng 50% thân cây, phần thân dưới đất sẽ sớm mọc thêm rễ để cây cà chua thêm chắc khỏe. Khoảng cách giữa 2 cây nên cách nhau từ 50-100cm.
chăm sóc cây cà chua
sau khi bà con trồng trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi trồng cần tưới đều đặn hàng ngày khoảng 500ml nước ấm 25 – 30 độ C cho mỗi cây, thời gian lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc tầm 4-5 giờ chiều để cây khô ráo trước khi trời tối.
Lưu ý nhỏ: khi tưới nước nên tưới từ phần thân trở xuống, hạn chế làm ướt lá vì khi lá bị ướt, đặc biệt là vào chiều muộn, buổi tối và ban đêm sẽ mở đường cho các loại bệnh, ví dụ như bệnh bạc lá.
Lượng nước tưới nhiều hay ít tùy từng giai đoạn của cây, khi cây còn bé bạn tưới lượng vừa phải (500ml/ngày), khi cây ở giai đoạn ra hoa đậu quả cần nhiều nước nhất nên cần tăng lượng nước cung cấp cho cây.
Ở giai đoạn này nếu thiếu nước thì cây khô héo, quả non dễ rụng. Nhưng bạn cần đảm bảo đất thông thoáng, không bị ngập úng vì nếu dư thừa nước sẽ làm tổn hại bộ rễ cây vốn mẫn cảm với sâu bệnh. Ở giai đoạn đậu quả, nếu gặp mưa nhiều quả cà chua sẽ chín chậm hơn và có hiện tượng bị nứt quả. Bạn có thể dùng nước vo gạo để tưới cây cà chua hàng ngày rất tốt cho cây.
Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm gian hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả.
Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.
Bón phân cho cây cà chua
Cà chua cần rất nhiều dinh dưỡng vì vừa phải nuôi thân lá, vừa nuôi quả đặc biệt khi ở giai đoạn cây trổ hoa đậu quả cần bón bổ sung phân dynamic khi cây đậu quả 2 tuần bạn cho thêm mỗi gốc 1 thìa dynamic nữa để cây nuôi quả.
Với kỹ thuật chăm sóc cây, bạn nên bón lót phân Tribat trộn cùng supe lân, và đạm urê sau khi cây được 30 ngày. Khi cây lớn cần tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, để cây ra nhiều nhánh cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
Đối với kỹ thuật chăm sóc cây, bạn nên chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua bi, không để chậu cây bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện sâu bệnh và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.
[products columns=”4″ ids=”6269,6275,6282,6287,6292″]
Các bệnh thường gặp trên cây cà chua
Thán thư (Colletotrichum phomoides)
Điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc trong ruộng tưới nhiều nước.
Trên các bộ phận cây trồng, bệnh thường gây hại trên trái đang hoặc đã chín, đôi khi
trên trái già khi có mưa nhiều hoặc ẩm độ không khí cao.
Khả năng gây hại
Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra,
có đường kính 0,5-2 cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.
Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, và có những chấm nhỏ li ti màu đen nhô
lên.
Biện pháp quản lý
- Thu gom và tiêu hủy các trái bị bệnh.
- Chọn giống ít nhiễm bệnh hoặc tránh cây cho trái vào lúc mưa nhiều.
- Trồng thưa và làm giàn chống đỡ tạo sự thoáng khí cho cây.
- Phun trị bằng thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp
- (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
2 .Héo xanh (Pseudomonas solanacearum)
Điều kiện phát sinh, phát triển
– Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-35oC. Tồn tại
rất lâu trong đất và lan truyền qua hạt giống, cây bệnh và dụng cụ lao động.
Khả năng gây hại
– Bệnh có triệu chứng giống nhau trên ớt, cà chua, khoai tây… bệnh thường xuất hiện
nặng thời kỳ ra hoa, tạo quả.
– Ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày, cây chết
không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng.
– Phần bị bệnh có dạng dịch nhầy chứa nhiều vi khuẩn.
Biện pháp quản lý
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để.
- Trồng cà chua trên chân đất dễ thoát nước.
- Bón phân cân đối.
- Tăng cường phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng sức chống chịu bệnh.
- Không trồng trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng.
- Luân canh với cây trồng khác họ.
Héo vàng (Fusarium oxysporum)
Điều kiện phát sinh, phát triển
Nấm bệnh lây lan nhờ gió, mưa và kể cả các hoạt động của con người, nấm bệnh
cũng có thể lan truyền qua hạt giống và có thể tồn tại rất lâu trong đất, tàn dư cây
trồng.
Điều kiện thích hợp cho nấm phát triển là nhiệt độ từ 18-34 0C, ẩm độ cao, bón
thừa đạm, thiếu lân hoặc kali, dùng phân chuồng không ủ hoai và ở ruộng không thoát
nước. Nấm gây bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ hoặc trên thân do quá trình
chăm sóc hoặc bị côn trùng cắn phá.
Khả năng gây hại
Cây bị bệnh thường các lá ở gốc biến vàng, ban đầu từ lá chét của một bên cây, sau
đó lan ra toàn cây; lá héo rủ màu vàng không bị rụng. Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất
hoặc ở cổ rễ màu nâu, vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất, bộ rễ
phát triển kém, rễ bị thối dần. Khi trời ẩm trên mặt vết bệnh có lớp nấm màu hồng
nhạt, chẻ dọc thân thấy bó mạch libe có màu nâu.
Đặc trưng của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó vàng lan lên các lá trên.
Biện pháp quản lý
- Luân canh cây trồng khác họ.
- Sử dụng giống kháng. Bón vôi trước khi trồng.
- Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C trong 25 phút.
- Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng.
- Nhổ bỏ cây bị bệnh, tránh tạo vết thương cho cây.
- Nên chọn đất có điều kiện thoát nước tốt.
Nấm bệnh hiện diện trong đất;
Nấm bệnh gây thối gốc.
Chết cây con (Pythium sp., Phytopthora sp., Rhizoctonia solani)
Điều kiện phát sinh, phát triển
Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao.
Khả năng gây hại
Phần thân dưới mặt đất bị thối khô và có màu nâu sẫm đến đen. Vết bệnh thường giới
hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị nhiễm có thể bị đổ hoặc lá bị rủ, xám bóng và
có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết.
Biện pháp quản lý
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để.
- Bón phân đầy đủ, cân đối.
- Phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Azoxystrobin hay các hỗn hợp
- (Matalaxyl + Mancozeb); (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
Cháy lá muộn (Phytopthora infestans)
Điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết ẩm và mát, nhiều mưa, nhiệt độ từ
18-22oC.
Khả năng gây hại
– Bệnh gây hại trên các bộ phận lá, thân, rễ, hoa, trái.
– Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá.
Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt
dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.
– Trên thân cành, vết bệnh có hình bầu dục nhỏ, sau lan rộng bao quanh thân làm thân
thối mềm, úng nước dễ gãy.
– Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen ở đài hoa, sau đó lan rộng làm cho hoa bị
rụng.
– Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm cho
quả bị thối.
Biện pháp quản lý
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy quả bị bệnh, cắt tỉa loại bỏ các lá già, lá bệnh.
- Chọn cây giống sạch bệnh, với mật độ thích hợp.
- Dùng một số loại thuốc BVTV sau để phòng trừ: Revus Opti 440SC luân phiên với
- các sản phẩm có hoạt chất Metalaxyl; Azoxystrobin…
Đốm vòng/cháy lá sớm (Alternaria solani)
Điều kiện phát sinh, phát triển
– Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.
Khả năng gây hại
– Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây.
– Trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên
các lá trên. Vết bệnh hình tròn hoặc có cạnh, màu nâu sẫm.
– Trên quả: vết bệnh xuất hiện ở cuống hoặc tai quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm
xuống.
– Trên thân: vết bệnh màu nâu, hơi lõm
– Trên vết bệnh thường có vòng tròn đồng tâm, màu đen.
Biện pháp quản lý
- Dùng giống kháng bệnh.
- Luân canh cây trồng khác họ.
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Dùng các loại thuốc Amistar 250SC luân phiên với Metalaxyl hay hỗn hợp các hoạt
- chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
Đốm lá do nấm (Septoria lycopersici)
Điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh xâm nhiễm ở mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây và nhiều nhất trong
điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa liên tục nhiều ngày. Khi tán lá cây có độ che phủ lớn,
làm hạn chế sự chuyển động không khí trong tán tạo nên 1 tiểu khí hậu có ẩm độ cao,
thì diễn tiến của bệnh phát triển rất nhanh.
Khả năng gây hại
Đây là bệnh khá phổ biến. Ban đầu trên lá xuất hiện những chấm nhỏ, sũng nước, sau
đó phát triển thành những đốm có hình tròn, đường kính khoảng 3-4mm.
Vết bệnh màu xám trắng và xung quanh có đường viền màu nâu đen. Khi gặp điều
kiện thuận lợi, quả thể bào tử sẽ phát triển và mọc bên trên vết bệnh tạo thành những
chấm đen trên bề mặt. Bệnh tấn công mặt dưới lá sau đó dần dần lên phía trên bề mặt
lá khi gặp điều kiện mưa nhiều. Lá bị nhiễm bệnh nặng sẽ có màu vàng, khô héo và
sau cùng sẽ rụng.
Biện pháp quản lý
- Khi phát hiện cây bị bệnh thì nhanh chóng tiến hành thu gom và tiêu hủy.
- Gieo trồng mật độ hợp lý.
- Lưu ý tưới nước hợp lý. Không nên tưới vào chiều mát vì tạo điều kiện ẩm ướt trên lá
- ban đêm.
- Luân phiên canh tác với cây trồng thích hợp.
- Phun thuốc có hoạt chất Azoxystrobin; Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid +
- Chlorothalonil)…
Đốm vi khuẩn (Xanthomonas campestris)
Điều kiện phát sinh, phát triển
– Vi khuẩn Xanthomonas campestris phát triển mạnh ở nhiệt độ 30o
Tồn tại trong hạt
giống và trong đất.
Khả năng gây hại
– Bệnh gây hại trên lá, thân và quả từ khi cây còn nhỏ đến khi thu hoạch.
– Trên lá, vết bệnh là những vết nhỏ trong mờ dạng giọt dầu, sau chuyển màu nâu
đen, xung quanh màu vàng. Phần giữa đốm bệnh khô dần và thường bị rách.
– Trên thân, vết bệnh có màu xanh tối, không có hình dạng nhất định, nhìn hơi ướt, về
sau chỗ vết bệnh có màu nâu và khô đi.
– Trên quả, vết bệnh là những đốm nhỏ, màu nâu đen, ướt, hơi nhô lên mặt quả còn
xanh. Trên quả chín bệnh là những quầng màu xanh đậm, ướt, đường kính 3-6mm.
Biện pháp quản lý
- Dùng hạt giống sạch bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ trước khi trồng.
- Biện pháp hóa học: sử dụng một số loại thuốc gốc đồng và kháng sinh để phòng trừ.
Khảm (Virus)
Điều kiện phát sinh, phát triển
Virus gây xoăn lá cà chua lây nhiễm qua nhiều con đường:
+ TMV; TMV+PVX: Lây nhiễm bởi tay, dụng cụ lao động, hạt giống, sản phẩm thuốc lá
khô, cỏ dại, tàn dư thực vật.
+ CMV; CMV + PVX; PVY; TEV; TAV: Lây lan bởi rệp, cơ giới bởi tay khi chăm sóc.
+ PMV: Lây lan cơ giới.
+ TSWV: Lây lan bởi bọ trĩ.
+ TYLCV, TLCV: Lây lan bởi bọ phấn.
+ VTMoV: Lây lan bởi bọ cưa.
Khả năng gây hại
Cây bệnh sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể
biến màu vàng hoặc nhợt nhạt, nhỏ lại về kích cỡ, số và chùm hoa giảm, trái nhỏ, giảm
chất lượng, trái có thể chín sớm hoặc bị sượng, năng suất giảm rõ rệt. Có nhiều loài
virus, và gây các triệu chứng khác nhau: khảm (TMV/CMV); Lá dạng dương xỉ (CMV
gây hại riêng lẻ hoặc kết hợp với TMV); Lá đốm sọc (TMV), Lá đốm héo (TSWV); Lá
khảm sần sùi; Ngọn (TLCV) chùn ngọn, (TLYCV) vàng lá, chùn ngọn…
Biện pháp quản lý
- Chọn giống cà chua ít nhiễm bệnh, bón phân cân đối, mật độ cây trồng hợp lý, làm
- giàn khi cây cao 40-60cm, tỉa cành, lá chân, lá già, tỉa hết các nhánh phía dưới chùm
- hoa thứ nhất.
- Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh, vệ sinh dụng cụ trước và sau cắt tỉa lá, cành
- và thao tác đúng: cắt tỉa cây khỏe trước, cây bệnh sau.
- Diệt côn trùng chích hút: dùng bẫy màu vàng, dùng giấy bạc treo trên ngọn cây, phun
- các sản phẩm có hoạt chất Pymetrozin…
Bạn đang xem :Bật mí cách trồng cây cà chua bi trong chậu trong cây giống rau sạch
- ^ “Cà chua bi phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt”. Công ty dược phẩm 3Tpharma. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.